Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2008

Chút lắng đọng ( Thực Tập Cộng Đồng Y3 )

Sau khi tham gia cái buổi nói chuyện mà bà chị đáng ghét ấy gọi là tập huấn, của bà chị không có khả năng diễn đạt và kh biết đang nói gì, thì thật sự rất ghét cái vụ đi thực tập cộng đồng, thật sự không thích cái vụ này chút nào, chỉ thấy mất thời gian, mệt mỏi vì khói bụi và nắng, và sẽ phải gặp những người nói thì nhiều mà chả giúp được gì như bà chị cán bộ giảng của bộ môn y tế cộng đồng.
Sau khi tiếp xúc với chị trạm trưởng và biết về hoạt động của trạm y tế thì suy nghĩ đã khác rất nhiều, thấy quý những người làm công tác sức khoẻ cộng đồng( trừ bà chị nói năng lung tung trong buổi tập huấn); thấy được tầm quan trọng của môn sức khoè cộng đồng( nếu chỉ ở trường nghe thấy cô thuyết giáo thì chẳng bao giờ mình thích cái môn- sẽ càng không thích khi gặp phải bà chị hung dữ nói nhiều mà toàn nói sai, làm rối tung lên).
Đi cộng đồng được 3 ngày rùi, mỗi ngày biết thêm một điều mới, ( những điều học được sẽ viết trong một entry khác ngay sau khi kết thúc đợt thực tập.)
Ngày hôm nay, đi điều tra hộ gia đình, mình nhận thấy kiến thức của người dân về bệnh xã hội, về bệnh thông thường không nhiều( gần như là không có kiến thức), vì nhiều lý do, họ bận rộn với công việc mưu sinh từ sáng đến tối, họ không có đủ điều kiện để được tiếp cận với kiến thức; họ ngại ngùng khi nói về những vấn đề nhạy cảm của sức khoẻ….các chương trình y tế quốc gia, những buổi tuyên truyền vận động chưa thật sự hiệu quả.
Hôm nay, gặp một gia đình thật đáng thương, mình vô tình biết được câu chuyện của gia đình họ.Lúc nghe xong câu chuyện ấy, vừa xót xa, vừa giận những con người ấy. Đó là gia đình của một đại tá về hưu, một gia đình giàu có và gia giáo,(qua cái cách nói chuyện của ông bà chủ nhà và căn nhà of họ mình nghĩ vậy); nhưng đó cũng là một gia đình đầy bất hạnh.Bước vào nhà, thấy hai bàn thờ còn mới, mình đoán ra dc là mới mất( có kinh nghiệm mà); người con trai lớn và người con dâu nhỏ mới mất được vài ngày, cả hai chết vì bệnh AIDS.Người em và người chị dâu lớn cũng bị nhiễm HIV, trong nhà còn một đứa trẻ, mình cầu mong nó không bị sao hết.Xót xa cho người làm cha làm mẹ phải nhìn những đứa con của mình chết dần dần, thấy giận những người đó vì họ kh biết cách dạy con, thấy giận những người làm con vì họ không biết quý trọng cuộc sống này, chỉ biết ăn chơi tụ tập hút chích, thấy tội nghiệp và xót xa cho đứa bé chưa tròn hai tuổi- mong là may mắn sẽ đến với cậu bé ấy.Rời khỏi gia đình nhà đó, thí gặp phải một gia đình kém may mắn.Mới chào chủ nhà, giơi thiệu lý do vì sao mình đến gặp họ thì bị hỏi ngay một câu :” thế cái chương trình các anh chị đang làm có giúp con tui hết bệnh ung thư kh, hay chỉ hỏi vậy rùi để báo cáo hàng năm?” thật sự bị shock khi nghe câu hỏi đó.Tính chào bỏ đi rùi, nhưng quyết định ở lại điều tra tiếp, cảm thấy bà cụ ấy cần có người lắng nghe và trút bầu tâm sự.Hỏi một hồi, mới biết con dâu của bà cụ bị ung thư phổi, di căn nhiều cơ quan khác rùi, bác sĩ bệnh viện ung bướu đã chê và trả về nhà, cô ấy còn khá trẻ.Nếu người phụ nữ ấy mất đi thì sẽ có hai đứa trẻ mồ côi mẹ, bất chợt nghĩ đến bố- mình cũng là một đứa mồ côi cha mà.Thấy buồn, buồn cho chính mình và buồn cho gia đình ấy.Mình thấy thương hai đứa bé ấy quá, hàng ngày phải nhìn thấy người sinh ra mình đau đớn, làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh ấy.Ngay cả mình, một đứa hơn 20 rùi, mà vẫn chưa thoát khỏi cái chết của bố- h đây nói vẫn là nỗi ám ảnh của mình Kh hiểu sao lúc đó, tự nhiên mình lại thấy cần phải cám ơn bố, vì bố không để mình thấy được bố đau đớn thế nào.Nếu mình ở vào trong hoàn cảnh của hai nhóc đó, chắc là mình bỏ học y từ lâu rùi quá.Mình mong có kì tích xảy ra(đã thấy kì tích xảy ra một lần ở khoa huyết học bv CR rùi).
Hôm nay kh biết có phải ngày xui không, đi điều tra không gặp trở ngại gì nhiều, nhưng toàn thấy những cảnh thương tâm. Đây là lần thứ mấy mình biết những hoàn cảnh đáng thương như vậy rùi nhỉ. Đi bệnh viện cũng vậy, các bạn của mình ít khi biết được hoàn cảnh của bệnh nhân, và cũng ít gặp những chuyện thương tâm.Còn mình, thì lúc nào cũng được nghe bệnh nhân kể, ngay cả đợt thực tập cộng đồng tưởng là sẽ khác( nghe mọi người đi trước nói chủ yếu là đi chơi) ai ngờ cũng vậy. Đứa bạn nói nhìn mặt mình rất đáng tin, nên người khác dễ dàng tâm sự với mình.Uh, làm mình thấy sợ điều đó, sinh ra vốn đã đa sầu đa cảm vậy mà mỗi lần bước chân ra ngoài cuộc sống không gặp chuyện buồn thì cũng vô tình nghe, thấy về số phận bbi đát của một ai đó( không phải là người nhiều chuyện mà đã vậy, nếu có máu tám trong người kh biết thế nào nữa đây); cho nên lúc nào mình cũng suy nghĩ nhiều, đôi lúc nghĩ những chuyện không phải của mình( cũng may chưa hẳn là người nhiệt tình, chứ không làm kẻ vác tù và,ăn cơm nhà lo chuyện hàng tổng);nói vậy thui, đôi lúc muốn mình làm được một đềiu gì đó cho những người mình đã gặp, nhưng thấy khó quá. Điều duy nhất mình làm được cho họ là hỏi thăm là an ủi và động viên.(uh, lời nói suống thì giúp ích được gì nhỉ).
Hai tuần cho đợt thực tập có lẽ mình vẫn chưa thể hiểu hết vai trò to lớn của sức khoẻ cộng đồng đối với xã hội, nhưng nhận thức của mình về những điều đó sẽ thay đổi theo một chiều hướng tốt.
PS: cám ơn những hộ gia đình mình đã và đang điều tra, nói chuyện với họ, tiếp xúc với những người dân khác nhau nhiều về học vấn, giúp mình có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống này.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2008

Người Thầy đầu tiên - Bài học thứ 2 ( Y3 )

Lần trước có nói entry sau sẽ viết về các bác sĩ dưới cấp cứu, nhưng entry đó tạm thời gác( vì nhiều lý do, viết now có lẽ sẽ kh khách quan trong nhận xét và đánh giá).
Tối thứ năm vừa rùi,gặp một bệnh nhân………..
Sẽ kh quên được hình ảnh của một cậu bé 19 tuổi bị lupus ban đỏ và đã biến chứng đa tạng( hiện h chỉ có gan là chưa bị ảnh hưởng).Trên người em , toàn là dây và dây nối từ người em ra máy chạy thận nhân tạo.Khi mình đến gần em, em bỏ mặt nạ oxy ra nói chuyện với mình.Lúc mình hỏi em bệnh gì,em kể cho mình nghe bệnh của em, tiến triển của bệnh một cách chi tiết và rõ ràng, em hiểu bệnh của em còn hơn những người đang đi học như mình, rất thuộc bài. Điều đó kh làm mình thấy lạ, điều làm mình thấy ngạc nhiên là cái cách em nói về bệnh của mình, kh chút sợ hãi, kh chút buồn rầu và đón nhận những gì mà bệnh tật mang đến một cách bình thản.Không phải người bệnh nào cũng làm được điều đó.
Em là người đầu tiên mà mình thấy - đón nhận cái chết như thể đón nhận sự sống.Dường như em học được cái gọi là "chấp nhận"( một từ dường như xa xỉ đối với thế hệ 8x,9x now), và không ngừng hi vọng một điều tốt đẹp cho bản thân mình.
Em là cậu bé dũng cảm.