Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Những lời dạy ^^

Ngày xưa, Bố không cho tôi học y vì nhiều lý do, trong đó có 1 lý do " con chưa biết thế nào là đau là khổ thì làm sao biết nghĩ cho người khác "

mãi đến lúc Bố tui đi du lịch xa chưa biết ngày về , tui mới ngộ 2 chữ " biết nghĩ " ấy nghĩa gì  ~.~.

Bố và Mẹ tôi không phải là người trong ngành y @.@....nhưng ngày tôi kiên quyết học y ,thì 2 đấng sinh thành đã cho tôi những lời căn dặn ,mà mãi sau này tui mới thấm được.

[ trăn trở ( vì người bệnh ) ]

Bố tôi nói, học y thật tốt làm bác sĩ thật tốt và giỏi không phải chỉ riêng mình người đó phải hi sinh và đánh đổi, mà cả gia đình của bs ấy cũng phải hi sinh , bác sĩ giỏi và tốt là bác sĩ phải biết trăn trở về bệnh nhân,mà đã trăn trở cho Bn thì xúc cảm yêu thương dành cho gia đình phần nào cũng sẽ bị ảnh hưởng @.@ .Vì có con học y, nên Bố Mẹ tôi đành học cách chấp nhận chuyện đó, và sẵn sàng tự nghuyện hi sinh, để tôi tận tâm với người bệnh ( tôi thấy mình có lỗi với gia đình và có lỗi vơi BN, mặc dù đến giờ tui chỉ có tốt chưa có giỏi ) .

Khi bệnh nhân đến khám trăn trở xem mình đã chẩn đoán đúng chưa, khi cho thuốc trăn trở xem điều trị này có an toàn và hiệu quả, khi bệnh nhân hết bệnh trăn trở xem có cách nào để họ biết ngừa bệnh...xa xa hơn nữa, tôi đi học, tôi thấy có những người thầy trăn trở cho sức khỏe của BN bằng cách họ phải dạy thật tốt, trang bị thật nhiều kĩ năng cho sv , tôi đi làm tui thấy có nhiều tiền bối ra sức hướng dẫn bs trẻ , một sv y học đúng, một bác sĩ được đào tạo bài bản thì ắt là sẽ giúp được nhiều bệnh nhân ( nếu không trăn trở cho người bệnh sẽ không có cái nhìn xa như vậy )...xa xa hơn nữa ,tôi thấy có những tiền bối họ tạm ngưng công tác chuyên khoa mà họ đang làm, tìm hiểu về y tế cộng đồng để chăm lo sức khỏe ban đầu cho người dân, ngăn ngừa bệnh ( nếu không có cái sự trăn trở thì làm sao họ làm như vậy ).... nhắc lại xíu, ngày tôi là y3 tôi cũng ham hố, tôi cũng mơ ước mình sẽ làm được 1 điều gì đó cho cộng động bằng kiến thức của mình, tôi cũng có những dự định, có cả 1 nhóm chung ước mơ, cùng nhau làm cùng nhau xây dựng chúng tui bắt đầu tự việc học với nhau,giúp đỡ các em nhỏ học tốt hơn và chia sẻ tài liệu kiến thức học chung với các bạn sv y ở những nước nghèo hơn cả VN ,vì một suy nghĩ " sv giỏi tốt --> bác sĩ giỏi tốt ---> các bác sĩ sv biết chia sẻ giúp đỡ nhau về kiến thức --> một cộng đồng y khoa tốt --> sẽ giúp được cho rất nhiều BN ....nếu không có sự trăn trở thì làm sao được như vậy . Nhưng chúng tôi đã bị tác động và tui đã bỏ dở ước mơ đó. các bạn có muốn biết điều gì đã tác động không ? khi chúng tôi nói về ước mơ này, nói về hoài bão cho một số người nghe ( có người là bạn, là anh em, là một số thân thiết ), họ nói chúng tui sách vở, sống lý tưởng quá, mơ ước cao sa, họ nói chung tôi tự cho mình đang ở ngành danh giá ...có người phũ phàng hơi nói tôi đang sống ở một thế giới khác sao không làm một điều gì đó bình thường, đi làm ở bv về mở phòng mạch tư kiếm thêm cơm ( tui không có ý xúc phạm ai làm pk , vì kh phải ai làm pk cũng vì mục đích kinh doanh lợi nhuận )....

Có bao giờ những người ngoài ngành tự hỏi, nếu một bác sĩ không còn biết trăn trở về người bệnh thì chuyện gì sẽ xảy ra không ? mà có lẽ đã xảy rồi , có lẽ những " chú sâu mọt " trong ngành y họ cũng đã từng biết trăn trở cho BN,nhưng có lẽ cũng bị tác động của xã hội, nên họ chỉ muốn làm một người bình thường đến mức tầm tường và tha hóa  nên gần đây nhiều vụ bê bối của ngành được đưa lên báo chí

Trăn trở cho bệnh nhân có nhiều mức độ, và không thể định lượng ít nhiều, tùy vào vị trí và khả năng của mình ,mà trăn trở, ngày nào còn biết trăn trở thì ngày đó chắc chắn sẽ không lạc lối ( Bố tôi nói vậy đó )...tôi chỉ là hậu bối, mới rời khỏi môi trường hồng được 1 năm, nên chẳng dám nói nhiều về điều này ...chính xác là chưa đủ tầm để nói ~.~ . Chỉ ghi chép lại điều Bố Mẹ tôi dạy ngày xưa ^^ .( mới có 6 năm, chưa xưa lắm )

[ Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nghề sẽ phản lại mình ]

Bố tôi nói, bất kì nghề nào cũng có tổ nghiệp, cũng có đạo đức nghề nghiệp của nghề đó, ai vi phạm sẽ bị nghề trừng trị, ai không vi phạm sẽ được tổ sư độ cho thuận lợi trong công việc học hành . tôi lăn xả với Bố trong cuộc sống khá nhiều và tui thấy câu này đúng.

Đạo đức nghề nghiệp trong y khoa là gì ? Ngày tốt nghiệp có đọc lời thề mà bây giờ quên sạch rồi, chẳng nhớ nổi vì nhớ 1 cách giáo điều cũng không có ích chi ....định nghĩa  ngắn gọn của tui về hai chữ Y Đức ?

Y đức là gì ? là chẩn đoán đúng và điều trị tốt cho BN

bây giờ chắc tôi thêm vài ý , là phải lường được hết hậu quả tai biến xảy ra cho người bệnh, y khoa kh có tuyệt đối, nên cái phần trăm tai nạn rủi ro xảy là có thật ...vì cơ địa của mỗi Bn cũng là điều bí ẩn ...vậy thì phải thêm vào một ý, khi xảy ra tai nạn , phải xử trí tai nạn đó một cách nhân văn và đúng với chuẩn mực đạo đức làm người ..muốn làm việc gì nhân văn và thấu tình đạt lý thì  phải rèn cái tâm sáng và bản lĩnh ( câu này Mẹ tui nói, không phải tui nói )

Với tui đạo đức nghề nghiệp đơn giản và ngắn gọn như vậy, nếu vi phạm ắt sẽ bị tổ sư trừng trị ( còn bằng cách nào thì tôi không biết, mà chắc chắn là không nhẹ nhàng @.@ )

Trong phạm vi bài viết và cái tầm có hạn, nên cũng không bàn về đạo đức nghề nghiệp...chỉ viết nhiêu ý.

[  Nhẫn ]

Bố tôi nói, cái đức tính này quan trọng đối với mọi nghề chứ không riêng gì y khoa.

Nhẫn để mình chậm lại mà suy xét hành động của bản thân. ( cả trong điều trị và ứng xử ) Nhẫn để mình chậm lại mà biết trăn trở chút xíu cho hành động của mình .Nhẫn để nhìn BN một cách toàn diện .Nhẫn để nhìn nhận đúng hơn về những điều mình thấy mình tiếp xúc.....nhẫn để chờ thời cơ đến - ý của Bố tôi là, ngành y còn gặp nhiều khó khăn với bối cảnh xã hội đất nước , nên đừng trách xã hội, cũng đừng trách ai, mình tập nhẫn để chờ, nhẫn để chờ điều tốt đẹp, nhẫn để chờ người ngoài ngành có cái nhìn thông cảm và thấu hiều ( quan niệm của tui họ không hiểu cũng chẳng sao, vì họ còn bận với cuộc sống mưu sinh, mình làm bác sĩ cũng không phải chờ lời cảm ơn hay sự biết ơn ...mà mình đang làm công việc mà mình có đam mê và mình muốn làm vì cái duyên nghiệp với nghề ); nhẫn để  chờ cơ hội để thay đổi, nhẫn để chờ mình đủ mạnh mà cải tố....tóm lại là phải Nhẫn

[ Cảm ơn, xin lỗi ]

Phải biết cảm ơn người bệnh khi mình điều trị khỏi cho BN. cảm ơn, vì BN là Thầy, cảm ơn vì khi họ khỏe mạnh so với trước khi gặp bác sĩ, là bs đã không phải tạo nghiệp @.@

Phải biết xin lỗi khi mình làm sai, dù cái sai đó có không nghiêm trọng lắm. Phải biết nói xin lỗi, mới biết xấu hổ, biết xấu hổ mới không tự cao và không tự mãn.

Bố Mẹ tôi dạy có nhiêu đó ...còn tôi sau một năm chứng kiến tốt xấu trong nghề và xã hội.

Tui nghiệm ra 1 điều " khi người ta không thay đổi nhận thức, thì mình càng phải giữ vững lập trường " đừng để bản thân bị lạc lối, đừng để bản thân bức xúc bất mãn mà nổi giận chạy theo vòng xoáy lẩn quẩn của xã hội. Xã hội vẫn có một số nhóm người có cái nhìn không đúng vì họ đứng ở những cái sai lầm của ngành để nói, nếu họ đứng ở hệ quy chiếu những mặt tốt họ sẽ nghĩ khác ...đơn giản vậy thôi.  Quan điểm thứ hai  " Không có lửa sao có khói "....không có chuyện gì xảy ra,làm sao có cái để bình loạn và dậy sóng . Vậy thì khi xảy ra chuyện gì, xem xét bản thân mình trước đi, nếu mình sai mình sửa, nếu mình đúng mà họ nói sai thì khắc ghi ba chữ trên đầu " macke =)) " . Truyền thông ở nước mình .....chẳng biết nói sao nữa......Bác sĩ ở nước ngoài không hẳn là tốt hơn bs ở nước ta, đơn giản là công sức của họ được đền đáp xứng đáng  và họ được trang bị nhiều kĩ năng mềm. Chúng ta " thiếu " nên chúng ta dễ bị " lạc lối " hay bất đắc dĩ đi sai ~.~ ...Mà nếu ngồi than trách chẳng giải quyết được vấn đề...tự thân mỗi bác sĩ trang bị tốt cho mình .Ngày nào cảm thấy không thể làm việc trong ngành y nữa thì lặng lẽ ra đi ...đơn giản vậy thôi

Tui mơ ước đến một nền y khoa và một xã hội, khi mà xảy ra 1 tai nạn, hay một biến cố nào đó trong điều trị do nguyên nhân khách quan hay chủ quan do chuyên môn của bác sĩ thì những case đó nên được xử trí 1 cách thấu tình đạt  lý. Thấu tình là cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; đạt lý là để y giới  thấy cái sai  để sửa, rút ra những cái sai sót để tránh sai sót cho những bệnh nhân khác