Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Nội lâm sàng Y4

Cầm xấp cour huyết học lên mà vẫn học kh vào, phát hiện ra mình chưa viết note, nghĩa là trong mình cảm xúc còn ngổn ngang quá, sinh ra thuộc typ1 người nhạy cảm , đa cảm…giàu cảm xúc, đi đến đâu, thấy việc gì, ở nới nào một thời gian dài cũng để lại trong mình một chút gì đó.

Học ở bệnh viện Chợ rẫy gần hai năm rùi, nhưng chưa thật sự cảm nhận hết sự năng động, áp lực….của cái bệnh viện này.Nhưng 10 tuần qua, học nội ở Chợ rẫy theo lịch của nhà trường, đã thấm, đã cảm nhận được phần nào đó bệnh viện này mang đến cho con người ta sự năng động, vì nó năng động nên những con người học và làm việc ở đây không năng động thì sẽ bị nhấn chìm liền á; cái bệnh viện này cũng đem đến cho người ta bao áp lực, người đi làm có cái sức ép của công việc, người đi học thì chịu sức ép của việc học và thi cử …. 10 tuần ở bv này, đã trả lời cho mình câu hỏi vì sao mình thích bệnh viện Chợ Rẫy nhiều như vậy, và mình cũng phát hiện ra nhiều về chính mình trong suốt thời gian học nội vừa qua.
Mình gọi những cảm xúc lắng đọng của mình trong Note là nhật kí lâm sàng sau mỗi đợt đi bệnh viện, nhật kí kh ghi lại những kiến thức chuyên môn, cũng kh ghi lại những case bệnh hay mà mình gặp trên lâm sàng, những dòng cảm xúc mình viết ra là những gì mình quan sát thấy hàng ngày, là những bài học từ bệnh nhân , từ thầy cô – bài học về cuộc sống….
Trại đầu tiên mình đến học là Tiêu Hóa,sáng sáng theo anh Ái ( bác sĩ của bệnh viện) hỏi , khám bệnh, làm hồ sơ giúp cho anh, sau đó anh hướng dẫn lại cho chúng mình về bệnh đang theo dõi, cách đề nghị CLS, biện luận CLS…..nhờ vậy mà thích học, vì cái mình hỏi có người trả lời, cái mình kh biết có người hướng dẫn; nhờ vậy mà cái đầu với sức ì khá lớn của mình đã hoạt động trở lại, đã năng động trở lại, bắt đầu học, học cái mình thích, học từ lâm, sàng, và kiếm sách để tìm hiểu cái mình chưa rõ; hai tuần ở tiêu hóa đã học tập rất là tích cực, gần như ngày nào cũng đọc sách.Uh, nhưng chả hiểu tại sao học nhiều như vậy mà đến lúc thi mình chết ở ngay hai câu tiêu hóa, tiêu hóa là phần mình làm tệ nhất á, một câu thì làm kh kịp vì suy nghĩ chậm, câu hai biết làm mà vẫn ghi không kịp, lúc về nghĩ lại thấy mình tệ khủng khiếp.
Ngày trực đầu tiên kh có gì để nhớ, ngày trực thứ hai là một ngày đáng nhớ :
 Hôm đó ngồi nói chuyện với một chị điều dưỡng, chị ấy nói “ chị rất quý, rất phục những người bác sĩ biết làm luôn những công việc của điều dưỡng, muốn biết điều dưỡng làm sai hay đúng thì trước hết mình phải biết làm; chữa bệnh cho bệnh nhân không chỉ có chẩn đoán và điều trị mà bác sĩ còn phải biết cách chăm sóc một bệnh nhân bệnh và điều đó học từ điều dưỡng”…..mình thấy điều chị ấy nói đúng, nghe xong cũng nhận ra , học để trở thành bác sĩ rất khó,học từ sách vở, học  từ BN và học từ những người làm việc cùng với mình……tóm lại là học hoài học nhiều ngày nào cũng học
Hôm đó, tớ được chỉ nhiều, được các chị hướng dẫn lại cách tiêm chích, được chích đủ kiểu luôn, xử lý mấy dịch truyền kh chảy như thế nào ( có một thực tế, sv y di bv nhiều lúc bn kêu chỉnh lại dịch truyền cho chảy, kh biết làm thế nào cho chảy, lúng ta lúng túng như gà mắc thóc, cuối cùng cũng gọi anh chị điều dưỡng); có nhiều bạn cho rằng cái đó mình kh cần biết kh cần làm, tớ thấy vậy là sai đó, mấy bạn thử xuống cấp cứu vào trong cái phòng ICU , nhiều lúc BN vào trong tình trạng nguy kịch, kh kiếm được vien để chích, điều dưỡng kh chích được, gọi bác sĩ, bác sĩ kh chích được thì cũng kh còn người để gọi giúp nữa.( thật ra là còn, gọi đồng nghiệp, nếu như đồng nghiệp làm được)…..tóm lại lúc là sinh viên tranh thủ học vì sai có người sửa, kh biết có người chỉ.Ra trường là bác sĩ rùi, kh có được những đặc ân đó.
 yêu trại này, mặc dù kh được giáo viên hướng dẫn lâm sàng, nhưng các anh chị bác sĩ ở khoa rất là dễ thương, thầy trưởng khoa cũng dễ thương, tốt với sinh viên nữa, thầy rất ư là hiền, thân thiện nữa.
Đi trại này , thấy đâu là bờ để đi tới.
Trại thứ hai là tim mạch, thích học tim từ năm 3, nhưng hai tuần của y4 phát hiện ra mình kh còn hứng thú với tim mạch nữa.Xuống đến trại tim tự nhiên choáng váng toàn tập. lúng túng giống như đang ở ốc đảo giữa đại dương.Năm 3, học tim mạch dữ dội, nghe tim cũng khá, vậy mà lên y4, nghe xong kh xác định được đó là tiếng tim gì, nhiều lúc kh nghe thấy âm thổi, mặc dù Bn có âm thổi buồn toàn tập - đúng là cái gì chứ mà , nghe tim  không nghe thường xuyên là quên sạch hết.Năm nay, đi học mới thấy cảm ơn cô Phượng và cô Trang, nhờ sự nghiêm khắc và lượng kiến thức cô trang bị cho chúng mình,với cách dạy quá tuyệt với, nên đi tim mạch kh ngỡ ngàng khi đứng trước BN. Còn choáng váng là vì nhìn vào ECG kh biết đọc, kh biết nó nói gì.; nghe tim xong thấy tai mình lùng bùng.Gì chứ nghe tim tớ kh dám suy luận logic để xem nó là gì, cái suy luận logic trong y học khác với toán học á( toán : 1+1=2, y học 1+1= nhiều đáp án).
Hai đêm trực ở tim mạch( kh biết các bạn khác thế nào), tớ thì kh học được gì hết á, cũng kh có ân tượng gì luôn, cũng kh rút ra được gì cho bản thân luôn( có lẽ vì vậy mà mình kh còn hứng thú với tim mạch chăng),thấy các bạn siêng năng quá và tớ kh có được cái cảm giác thân thiện như ở tiêu hóa tớ bị khớp thấy buồn đi trực kh thấy vui, tớ thấy mình lạc lõng, kh thấy hào hứng.Lúc đi trực chỉ phát hiện ra sự tệ hại của mình, và thấy mình thụ động quá, khả năng thích nghi với mội trường mới còn kém quá.
Thích nhất là những lúc, đi theo cô Hậu phó khoa, nghe cô hướng dẫn lâm sàng cho các anh chị bác sĩ đi học, mình mở mang thêm được một chút , cái đầu sáng hơn một chút.
Ngày thầy Bình đi buồng dưới trại, đầu óc của mình cũng được khai sáng, mình biết cách tiếp cận BN, và cách suy nghĩ , cách đi đến chẩn đoán thông suốt một chút.Ah, vui nhất là phát hiện ra cái cách học của mình đúng( từ năm 3 đã thấy nó đúng, nhưng thấy kết quả mình thu lượm lại được thì ít ỏi quá, nên nghĩ là sai; lúc đi nội tiết, nghe anh Nam nói về cách học y thì thấy hai anh em giống nhau về cái cơ bản mà người học y cần phải biết, tất nhiên cách học mỗi người mỗi khác), chỉ có điều năng lực bản thân hạn chế( độ tập trung kh cao, trí nhớ có hạn) nên mình phải bỏ nhiều thời gian hơn những người khác khi học, nên có nhiều bài vở mình kh xem kịp( người ta chỉ cần a thời gian để hiểu vấn đề thì mình cần tới b thời gian và b>a) chưa phát huy được hiệu quả của nó ( theo cách nói của một người mình quen là mình kh biết lượng sức, nên lúc nào mình cũng bị đuối và gặp trục trặc trong thi cử), bò từ từ cũng đến nơi( kh phải cứ về đích mới là người thắng cuộc, ngựa đua đường dài mới là ngựa chiến , kaka).
Hai tuần ở tim mạch, chỉ làm được duy nhất một việc là nỗ lực và cố gắng hết mình để đọc ECG, thật ra đầu tư cho ECG từ năm 3 rùi á, nhưng lúc đó tớ chỉ quan tâm đến sinh lý điện tim, chưa thấy cái nào khó như vậy, học tới học lui , học xuôi học ngược vẫn kh hiểu; còn xây dựng cấu trúc kh gian cho quả tim, để định hình xem điện cực mắc vào thì sẽ thế nào, nhưng vẫn nghiệm chưa ra.Lúc ở trại tim mạch, gặp được một anh bác sĩ đi học, anh ấy nói mình và bạn Trang là chuyển đạo trước ngực nhìn tim theo mặt phẳng ngang, chuyển đạo ngoại biên theo mặt phẳng trán, câu nói ấy như cái key giúp mình giải quyết một mớ lằng nhằng mà mình bỏ công sức tìm hiểu từ năm 3 ấy.Từ thời điểm đó, thì mình học ECG kh thấy nặng nề nữa, có thể nói đọc đến đâu hiểu đến đó, nhớ cũng gần hết những cái mình tự học phát hiện ra ECG thú vị quá.
 ở trại này còn nhiều mục tiêu chưa đạt được, kh phải vì nó khó và kh có thời gian chỉ là do mình lười và thụ động( thật tình là mình vẫn chưa học được cách thích nghi với mọi hoàn cảnh).
Trại thứ ba là hô hấp, bất mãn, bực bội, chán nản với cái trại này ghê gớm,( kh biết nhóm trước đi thế nào) đến nhóm mình thấy nản quá.
từ năm 3 được nghe nhiều về thầy Vũ, năm nay về nội CR, tưởng là sẽ được đi theo thầy học; ek, ai ngờ thầy bị tai nạn giấc mơ kh thành sự thật luôn á buồn toàn tập.
Đi 10 tuần, trình được hai bệnh án, thầy cô bận toàn tập;kh được hướng dẫn lâm sàng luôn á,; cai quan trọng nhất là x-quang mà cũng không được xem.--> thất vọng tràn trề.
Không biết nói gì, nói nữa chỉ là bất mãn, hai tuần ở trại hô hấp chỉ tự học.Ah, quên còn một người chưa nhắc đến là anh Duy, bác sĩ bệnh viện, hai tuần theo anh mở mang được chút ít; nhớ câu anh nói, mình chưa biết cách hỏi bệnh sử, ít đi trực lắm đúng không( nghe câu đó xong buồn nguyên một ngày, về nhà ngồi nghĩ lại,ở tiêu hóa, tim mạch mình hỏi bệnh kĩ lắm mà, ngày xưa dc anh Vinh nội trú ngoại khen biết cách khai thác bệnh sử; nhưng kh hiểu sao lúc đi hô hấp mình hỏi bệnh còn tệ hơn y3) chiều đó, ngồi xem lại cuốn Bate’s và skill hỏi bệnh sử kĩ năng tốt mà do thiếu kiến thức, nên kh biết hỏi gì, nên khai thác kh đủ.
 kh hoàn thành được một mục tiêu nào đề ra ở hô hấp( thấy tệ ghê chưa)
Trại thứ 4 là huyết học, yêu cô Thanh Thanh quá, hai tuần ở gần cô học được nhiều lắm.Nhìn cô giao tiếp với BN thấy quý cô lắm nghe; cô và thầy Thiện Trí ở 4B3 là những người bác sĩ rất thân thiện với BN, quan tâm tới BN như quan tâm chính người thân của mình, từ cách nói chuyện đến cách khám bệnh mình đều cảm nhận được sự yêu thương quan tâm rất thật trong đó, làm tất cả cho BN,vì BN; để làm được điều này thì trước hết phải có cái tâm với con người và với nghề (đi theo nhiều người học rùi, nhưng chưa bao giờ cảm thầy ở họ được những điều như mình cảm thấy ở cô Thanh và thầy Thiện Chí;  kh phải ai thân thiện, giao tiếp tốt cũng là thật, đôi lúc chỉ là nghệ thuật giao tiếp, kĩ năng giao tiếp quá tốt do học từ cuốn Đắc Nhân Tâm- tớ ghét cuốn này vô cùng, ghét tất cả các cuốn sách dạy ứng xử, dạy cách sống, thấy có vẻ xạo xạo, và dụng ý nhiều quá).Cũng chỉ là một câu nói, nhưng mình nói với tất cả tấm lòng và sự yêu thương mình cũng giúp được BN nhiều lắm á, khi tinh thần con người ta khỏe người ta cũng có niềm tin, khi có niềm tin rùi nhiều lúc bệnh cũng khỏi( tớ gọi điều này là kì tích trong y học, có những lúc tưởng là mất Bn mà BN kh bị tử thần cướp đi); các bạn có xem phim Grey Anatomy kh nhỉ, thích bộ phim đó, tập phim nào tớ cũng cảm nhận được, các bác sĩ song hành với việc điều trị cho Bn họ còn giúp Bn có thêm niềm tin, tin vào cuộc sống, tin vào chính mình, tin vào bác sĩ điều trị.Khi Bn và bác sĩ  cùng tin, và cùng hướng về một mục đích thì tử thần kh thể chiến thắng; nếu Bn có thể kh qua khỏi, thì họ cũng sẽ thấy cái chết thật nhẹ nhàng, khi ấy nỗi đau của bệnh tật cũng giảm bớt, khi không còn đau thì người ta sẽ thấy hạnh phúc, đơn giản chỉ có thế).Lúc cô Thanh Thanh nói, cô kh chịu nổi khi thấy Bn đau,cô phải đi tìm cách giúp cho Bn hết đau, mình tin đó là thật, nghe cô nói xong, mình nghiệm ra thêm một điều, đau cùng với nỗi đau của BN thì tự nhiên mình sẽ có động lực hơn trong học và làm.
Ở trại, được cô hướng dẫn lâm sàng nhiều lắm, hướng dẫn cách tiếp cận BN, cách khám bệnh, phát hiện triệu chứng, cách đề nghị CLS, hướng dẫn viết hồ sơ bệnh án của Bv nữa chứ; vui nhất là lúc bị cô la, cô la mình như mẹ la con, nghe cô la xong học được nhiều điều.
Bác sĩ ở trại dễ thương quá, hỏi gì cũng chỉ, tạo hết điều kiện cho sinh viên học tập, khoa nhỏ bé, mà tình người và tình thương cao cả.Thích nhất là được tự do xem phim x-quang.
 ở huyết học, mình muốn lười cũng kh được, lười thấy có lỗi với cô quá, nên siêng học, khi siêng lại thấy thích học, đây là trại duy nhất mà mình hoàn thành các mục tiêu đề ra từ lâm sàng đến cận lâm sàng.Nhưng sẽ quay lại nơi ấy, để học X-quang.
Trại thứ năm là thận, ở trại 8 ngày, được hướng dẫn hai ngày, tóm lại kh biết vẫn hoàn kh biết.Đi ít ngày quá,mà còn gần kề thi nội nên kh tập trung; nên kh có gì đọng lại trong mình, ngoại trừ một người là anh Tâm, bắt đầu thấy quý anh Tâm rùi nghe, thích cái cách làm việc của anh Tâm- thực tế và kh bị lối mòn hóa và kh cổ điển quá như thầy cô bộ môn Nội.
Điều duy nhất học được ở trại thận là biết biện luận cái tổng phân tích nước tiểu .
NGÀY THI NỘI:
 trước thi ngủ trên đống sách, sống trong lo sợ.Vào thi thì mất bình tĩnh, thi xong thì bàng hoàng tan nát.Đề kh khó, nhưng do mình dở.Có câu biết làm, làm kh kịp phản xạ còn chậm.Có câu học rùi vào quên sạch kiến thức học kh kĩ hoặc là chưa tự tin.Có câu, nhìn qua thấy dễ, dễ mắc bẫy chủ quan hoặc học chưa tới nơi tới chốn.
Bùn toàn tập, thất vọng bản thân tràn trề, đau như chưa lúc nào được đau….ra nói với một anh tớ quen, ổng phán một câu, đi thi có 10 phút mà còn làm kh xong, sau này đối diện với Bn nhiều khi chỉ được tối đa 3 phút, than thở nỗi gì.Biết mình kém thì phải tự khắc phục đang đứng ở bờ vực thẳm,mà còn bị đạp thêm một cú để ngã xuống luôn.Khủng khoảng tinh thần gì đâu.
…………………..con nhiều điều muốn nói, nhưng kh biết diễn đạt thế nào.

Người mình nhớ nhất là cô Thanh Thanh, những gì cô dạy, cô nói, những câu chuyện cô kể, những bài học từ cuộc sống; những kinh nghiệm cô truyền đạt cho chúng mình, tình thương, sự nhiệt tình của cô dành cho sinh viên là động lực ngoại sinh giúp mình kh lười biếng trong việc học.Cảm ơn cô nhiều nhiều, yêu cô lắm.hihi.
Lần nào đi lâm sàng tớ cũng nhận được cái siết tay thật chặt của BN, những lời cảm ơn ( mặc dù chưa làm được gì cho BN).
Lần này buồn, vì mình kh tâm sự nhiều với BN như năm 3, nên kh có nhiều kỉ niệm như đợt đi nội hồi năm 3.
Mà lúc là năm 3 siêng năng ở dưới trại lắm nghe, lên y4 khác hẳn, không biết là do mình lười hay là mình kh còn đi lung tung như trước mà học có mục tiêu và định hướng rõ ràng, cái gì cần trong lúc này, nên kh lan man như năm 3 chạy lung tung.
Kỉ niệm buồn, ở trại huyết học, lần đầu tiên, trong hai năm lăn xả trên lâm sàng, tớ bị rơi vào tình trạng quan tâm Bn rất nhiều, làm cái gì có thể làm được cho BN, nhưng cậu bé ấy vẫn kh có một chút thiện cảm với tớ, hàng này đến hỏi bệnh, khám bệnh, giúp cậu bé uống thuốc, còn tư vấn sức khỏe miễn phí cho cậu bé, cậu bé kh hỏi, nhưng thấy cậu bé học 11 rùi, mà có vẻ như sống thụ động và kh biết quan tâm sức khỏe của mình, chỉ muốn truyền ít sinh khí sống cho cậu bé, ai ngờ tác dụng ngược lại, cậu bé kh thích hơn nữa vẫn  luôn nhìn tớ với ánh mắt khó chịu( mình kh cần lời cảm ơn, cái ánh mắt khó chịu làm mình thấy đau), trả lời những câu hỏi của tớ cụt ngủn, nhát gừng, nhiều lúc kh thèm nhìn tớ mà trả lời; với bác sĩ điều trị cậu bé cũng khó chịu.Hơi buồn một chút, vì lúc đó kh biết mình có làm gì không đúng không.
Ngày tổng kết, sẽ kh bao giờ quên, một ngày hạnh phúc nhất trong suốt 16 tuần đi nội lâm sàng.Đến những giây phút cuối, vẫn còn được dạy và được học rất nhiều.kaka, vui vui.
Sau 16 tuần nội lâm sàng y3 rút ra một điều lâm sàng là cái quyết định cho tất cả.
Sau 10 tuần nội lâm sàng y 4, thay đổi quan niệm; lâm sàng giữ vai trò quan trọng nhưng không mang yếu tố quyết định; cận lâm sàng kh giữ vai trò quan trọng,nhưng cũng không thể thiếu, đôi lúc rất cân thiết và là chủ đạo.
 bác sĩ ( chúng ta ấy) là người quyết định.

PS: cái này dành cho y3 rút kinh ngiệm để y4 học tốt và dành cho y4  nào qua tết đi nội, rút kinh nghiệm từ bọn tớ nghen,
1. năng động một chút, chịu khó học lý thuyết, học những cái vận dụng được trên lâm sàng đó.
2. Đi trực đừng lười, nếu kh học được lâm sàng thì ngồi học cls cũng được, buổi sáng dành cho lâm sàng tối dến xem hồ sơ bệnh mình theo dõi, để gắn cái cls vào, như vậy là hoàn chỉnh.( tớ làm tốt điều này ở các trại, nhưng tớ học một mình, và kh theo anh chị nào hết, nên tớ tự tìm hiểu, do đó sai cũng kh biết sai ở đâu, kh biết cũng kh biết kiếm chỗ nào, lúc đi thi tớ mới thấy những cái sai cái đúng của mình, nhưng mục tiêu của thi cử kh phải để làm chuyện đó, lúc thi là lúc trả bài cho thầy cô, chứ kh phải lúc thể hiện mình có khả năng tự học thế nào, điểm số là phù du, nhưng nó ảnh hưởng kh ít đến tương lai của chúng ta).
3.Đến trại nào cố gắng hoàn thành mục tiêu của trại đó, tốt nhất là học nhóm, chỉ có vậy mới học kịp, đừng chơi solo kh học kịp đâu mà còn đuối nữa chứ, nói gì thì nói mục tiêu gần nhất vẫn là thi cử, mục tiêu xa hơn một chút là chữa bệnh cho BN.Khi thi cử thấy tốt là cũng đã đạt dược những điều cơ bản, vững cái cơ bản thì sẽ nắm vững những cái sâu hơn.Giống như xây nhà vậy đó đừng xây lâu đài cát.( tớ đợt này đi toàn chơi solo, tự cày, kh có nhóm gì hết, đuối toàn tập, từ lúc bắt đầu đi đến lúc thi xong).
4. Đừng nhút nhát( năm nay tớ nhát hơn năm ngoái nhiều lắm, chắc phải đi cấp cứu lại quá), chỉ thiệt thòi cho chính mình thui.
5.Bám được theo thầy cô hoặc ai nhiệt tình giúp đỡ sinh viên cứ bám theo như sam ấy- y giống nghề cha truyền con nối mà, kh có giỏi dở, chỉ có biết hay kh biết, muốn biết thì ngoài việc tự tìm hiểu phải có người chỉ.( năm nay tớ vẫn chưa làm được điều này).