Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

Nơi yêu thương ( cấp cứu CR )

Sau hơn một tháng vắng mặt mình đã trở lại, lúng túng khi gặp bệnh nhân.Kh biết là do mình cảm thấy xa lạ sau một thời gian xa cach với cái nơi ấy hay là do mình đã không còn nhớ gì về kiến thức nội khoa sau kì thi thực tập nội lâm sàng.Hơi buốn một chút.
Gặp anh S, cứ tưởng anh quên mình rùi, ai ngờ còn nhớ.Vừa vui vừa lo khi anh nhớ ra mình.Ngày trước trong lúc cao hứng nói với anh là quyết tâm lấy điểm thi nội thật cao, ai ngớ mình thi tệ vậy đâu, lúc anh hỏi em thi sao,chỉ biết cười một cách đau khổ và nói anh ơi em thi không tốt.
Now mới biết, mình thích cái phòng cấp cứu đến vậy, đơn giản đó là nơi mình học được nhiều điều liên quan đến bệnh , là nơi giúp mình tích luỹ kinh nghiệm đáng quý cho mình và cho những bệnh nhân tương lai của mình,là mục tiêu phấn đấu của mình, là nơi sẽ giúp mình rèn luyện sự nhạy bén, rèn luyện sự cứng rắn, và tập cách giao tiếp ứng xử với các anh chị đi trước, các anh chị điều dưỡng( làm cho một ai đó yêu quý mến mình không dễ, làm cho một ai đó không ghét mình lại càng khó hơn).Biết vào CR có càm giác như đang ở nhà, cảm giác mình thuộc về nơi đó.Ui, yêu phòng cấp cứu quá.
Tối thứ hai vào RC kh phải để học và cũng không có ý định đi khám hay hỏi bệnh mà là để gặp aH để nói điều cần nói; chẳng hiểu hôm đó là ngày gì nữa, mỗi lần có cơ hội tiếp cận anh thì lại có người chen vào phá đám.Hôm đó cũng kh hiểu anh như thế nào luôn, khi chạm mặt anh, anh nói và kh kịp để cho mình phản ứng lại thì đi xa mất rùi, nhớ kh nhầm ngày hôm đó ngay cả việc chào anh một tiếng cũng làm không được.Chưa lúc nào thấy khó khăn khi nói điều mình cần nói.Cảm giác thất bại, mình bỏ về, gặp anh ở thang máy, vui vì nghĩ là lần này không ai phá mình nữa.Vừa mới nói aH, thì anh lại lên tiếng trước:” nếu em kh trực ở khoa nào hết thì ở cấp cứu chơi với anh, có gì hấp dẫn anh sẽ chỉ cho em”.bất ngờ và hạnh phúc vì những gì mà mình muốn nói với anh, thì anh nói rùi.Chưa kịp gật đầu ok, thì anh lại mất hút.Tức không chịu được.
Gặp anh lần hai, vừa mới nói aH, thì anh A từ đâu xuất hiện chen vào( trời ơi, muốn đánh ông anh đó ghê).
Gặp anh lần 3, cũng vậy mình vừa mới nói aH ơi, thì anh có phone, anh vừa chạy đi vừa vẫy tay chào mình.
Những lần trước, không có gì để nói thì gặp anh thường xuyên, hôm nay có cái cần nói thì không thể nào nói được.
Về đến nhà, mình mới nhớ ra, ngày thứ hai phòng cấp cứu rất busy, bác sĩ làm gì có thời gian nói chuyện như ngày thứ 5, thứ 6 và những ngày cuối tuần.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2008

Phòng Cấp cứu bv Chợ Rẫy

Trưởngkhoa:BSCKII.TônThấtQuỳnhÁi Nhân sự: Có 142 nhân viên
Bác sĩ
- Bác sĩ chuyên khoa II: 03
- Thạc sĩ – Bác sĩ: 01
- Bác sĩ chuyên khoa I: 11
- Bác sĩ: 10
Điều dưỡng:
- Cử nhân điều dưỡng: 08
- Điều dưỡng trung cấp: 85
Nhân viên khác
- Thủ thư: 01
- Vi tính: 05
- Hộ lý: 09
- Phục vụ: 09

( nhân sự phòng cấp cứu thay đổi thường xuyên ah, phần lớn bác sĩ và điều dưỡng dưới cấp cứu là của các khoa gởi xuống học, làm việc ở đó từ 1-2 năm, có khi là 5 năm( aH làm ở cấp cứu 5 năm) sau đó về khoa cộng tác tiếp, chỉ có bác trưởng khoa, các bác trưởng tua và phó tua, một số bác sĩ và các anh chị điều dưỡng là nhân sự cố định của phòng cấp cứu)
Chức năng nhiệm vụ: Thường trực cấp cứu 24/ 24 giờ , tiếp nhận trung bình 250 bệnh nhân, đảm bảo cấp cứ kịp thời và hiệu quả
Tiếp nhận tất cả bệnh nhân từ Thành phố, các tỉnh chuyển về cấp cứu cũng như tự đến Cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu.

Đáp ứng xử lý cấp cứu kỹ thuật cao: Can thiệp học tim mạch, can thiệp mạch máu (TAE, TOCE), phẩu thuật cấp cứu tính mạng ngay tại khoa cấp cứu.
Quy trình cấp cứu hoàn chỉnh và khép kín, tiếp đón bệnh nhân ngay tại cấp cứu.
Chọn lọc (Triage) bệnh nhân
Theo dõi, chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Hồi sức cấp cứu khẩn trương ngay tại khoa
Phẩu thuật cấp cứu sinh mạng
Trang bị đầy đủ phương tiện chẩn đoán và điều trị
Điện tim sốc điện, xét nghiệm sinh hóa, X quang thường qui
CT-Scan
Oxy trung tâm, bơm tiêm điện, máy hút, máy thở, Oxymeter
Phòng mổ cấp cứu khẩn cấp
Phòng hồi sức tập trung
Phòng cách ly đúng tiêu chuẩn.

phòng cấp cứu:
là nơi bận rộn và căng thẳng luôn hiện diện.
là nơi cả máy và người hoạt động 24/24 - hình như kh có khái niệm nghỉ ngơi ở nơi này.
là nơi cuối cùng( ở miền Nam) đón nhận sự khó khăn từ các bệnh viện khác chuyển tới.
là nơi luôn diễn ra cuộc đấu tranh sinh tử.
là nơi có những hình ảnh kinh khủng và kinh dị, ám ảnh nhất trên đời.
là nơi có căn phòng đầy âm khí( phòng ICU ở đó một ngày ít nhất có 3-4 người ra đi mãi mãi).
là nơi mà bạn có thể quan sát được thế nào là sự đau đớn về mặt thể xác, là sự hoảng sợ về bệnh tật; là cảm giác hồi hộp đứng lên ngồi xuống kh yên, kh biết người thân của mình bệnh ra sao có nguy hiểm không; là nước mắt cùng sự gào thét khi người thân không qua khỏi; là niềm vui và cái thở phào nhẹ nhõm khi thấy người thân bình an…..
là nơi mà sinh viên y học được cái gọi là nhạy bén lâm sàng và tính cứng rắn( các anh dưới đó đều nói điều này rất cần, nên cố gắng rèn luyện).
…….
PS: entry sau se viet ve casc bac si dưới cấp cứu.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Sự kết thúc - Bài học thứ 3 ( y3)

Lâu rùi không viết về cấp cứu, dạo này xảy ra chuyện không vui giữa anh và nhóm của mình, nên cũng không có tâm trạng để viết.Uh, không hiểu bọn mình đã làm sai chuyện gì, hay việc bọn mình xuống cấp cứu học, và hay chạy vào box nhờ anh chỉ bảo có ảnh hưởng gì đến công việc của anh không.mà tự dưng lạnh lùng, khó chịu và không còn thân thiện với bọn mình như trước.Thấy buồn về thái độ đó, kh biết anh nghĩ sao, nhưng bọn mình cảm giác như sắp đánh mất đi một người bạn một người anh lớn.Anh là tấm gương về mọi mặt cho bọn mình noi theo, vậy mà h đây cái thái độ và cách ứng xử không ra người lớn đó, làm thất vọng quá.Nếu anh tin vào những gì người ta nói, thì cũng chỉ nên lạnh lùng với mình, nếu có hiểu lầm thì cũng chỉ hiểu lầm mình thui, sao lại có thái độ đó với bạn của mình.Không chỉ buồn về thái độ của anh, mà còn buồn vì mình gây ảnh hưởng không tốt đến các bạn.Uh, hiểu lầm, tại sao các mối quan hệ của mình luôn được thử thách bằng những sự hiểu lầm.Có những lần vượt qua được, nhưng cũng có những lần chấm hết, đến như một cơn gió, đi như một cơn dông quét qua.Lần này thì giống như đồ thị hình sin vậy đó, đến đỉnh điểm thì hạ xuống, mong là nó như hình sin, sẽ không có sự kết thúc.Mình và bạn không muốn mất đi một người anh như anh.


Trước khi biết đến phòng cấp cứu, thì trong suy nghĩ của mình bác sĩ cc là những người rất giỏi vì họ là những người đón nhận và giải quyết những khó khăn ban đầu, họ là người đầu tiên giúp bệnh nhân qua được nguy hiểm đe dọa tính; bệnh dưới cấp cứu muôn hình vạn trạn, cho nên bác sĩ cấp cứu phải vững ở nhiều chuyên môn.4 tháng ở cấp cứu, thì đã suy nghĩ khác, thực tế không phải như vậy. Ở cc có hai khu vực, chỉ có khu vực ICU, mới thật sự kinh khủng, bệnh nhân được đưa vào đó là đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết.Bác sĩ trong box, chỉ cần một sai lầm nhỏ là mất bệnh nhân, đôi lúc cố gắng hết sức mà vẫn không cứu kịp.Với mình những người trong đó là rất giỏi.Còn bác sĩ ở khu vực ngoài thì đa dạng……..ai từng xuống cấp cứu học thì chắc đã biết.Phòng cấp cứu ở bv nào cũng như nhau.


Entry này viết về một người để lại cho mình những ấn tượng không thể quên,
Một người con gái dáng người thấp, nói tiếng việt không chuẩn.Chị là người Anh gốc Việt.Chị sống và học ở Anh.Hiện chị là sv y6 qua CR học một tháng.Ngày hôm đó là ngày đầu tiên và cũng là ngày cuối cùng được gặp chị.3 tiếng đồng hồ tiếp xúc với chị - một khỏang thời gian rất ngắn, nhưng đủ để mình hiểu đúng về vai trò của người thầy thuốc.Hôm đó có một case ngưng tim ngưng thở.Bác sĩ tua trực làm động tác hồi sức chưa tới 10 phút thì buông bệnh nhân, nhưng chị ấy thì không, các bác sĩ chính không làm nữa, chị vẫn tiếp tục, điều dưỡng cũng khômg thèm giúp chị, lúc đó bọn mình nhảy đến giúp đơn giản vì lúc đó thấy bức xúc về hành động của các bác dưới đó, bn thì gần chết, người nàh thì đau khổ, còn họ họ vẫn cười vui vẻ được, và nói bệnh nhân tử vong một cách bình thản, nhưng dường như lúc nói điều đó họ không dám nhìn thẳng vào người nhà. không muốn thấy chị làm việc đơn độc và thấy người nhà bệnh nhân gần như là chết theo bệnh nhân luôn rùi.Người thì bóp bóng, người thì nhồi.Làm đủ cách, 30 phút sau, bn không có dấu hiệu gì là qua được.

Nói sao nhỉ, nhiều bạn khác nói rằng bọn mình và chị ấy chưa có đủ kinh nghiệm còn các bác dưới đó có kinh nghiệm và biết case nào cứu được ca nào sẽ không.Không biết nữa, không biết là nó nói đúng không.Mình chỉ biết một điều là bọn mình và chị làm đúng.Uh, có thể bệnh nhân không qua được sau tất cả những cố gắng, nhưng việc cố gắng hết mình và thái độ hết mình vì người bệnh sẽ giúp người nhà bớt đau khổ và dằn vặt hơn.Với mình, hình ảnh chị không buông bệnh nhân và tận dụng từng tia hi vọng nhỏ nhoi là một hình ảnh đẹp mang tính nhân văn.Cũng nhờ có chị,mà ngày hôm đó, mình hiểu ra một điều.Nhiệm vụ của người bác sĩ là cứu người, còn việc quyết định để cho người đó sống đời sống thực vật hay ngừng sự sống là quyền của người nhà.


PS: la entry cuoi ve phong cap cuu, xay ra nhieu su co nen cung kh co xuc cam gi voi noi ay de viet nua, khi nao tim lai nguon cma hung se viet tiep

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008

Ngoại lâm sàng Y3

Thi xong ngoại lâm sàng, đợt ngoại ở CR của mình đến đây là kết thúc, không biết sau này lên năm 6 có cơ hội được quay trở lại nơi này không nữa, một chút nhẹ nhõm trong người( lần trước thi xong nội lâm sàng giống như trút được một tấn đá ra khỏi người).

Hai tháng học ngọai ở CR, thì cảm thấy hình như chỉ có hôm thi là thật sự được học được dạy, được chỉ cho thấy những chỗ sai, những chổ thiếu sót.Mới thấy đi qua 4 tháng nội lâm sàng rùi vậy mà kĩ năng lâm sàng vẫn chưa khá hơn lên chút nào, now cộng thêm 2 tháng ngoại lâm sàng thì cái kĩ năng của mình vẫn vậy.
Nói về bài thi của mình trước,hôm đó xém chút nữa là khóc, chạy ra thấy bệnh nhân hậu phẫu, được đặt ống dẫn PTBD la mình muốn xỉu rùi, bệnh án tiền phẫu làm còn bị sai tới sai lui, cộng thêm bn không hợp tác, không chịu cho khám, người nhà cũng kiên quyết không hợp tác; chạy tìm anh nội trú, có mặt anh ở đó, bn cũng không chịu đồng ý cho khám.Không gịân gì người bệnh, sáng hôm qua chú ấy bị hỏi nhềiu quá rùi, nếu là mình,mình cũng vậy thui.Một lát sau có lẽ thấy mặt mình tái xanh đi, họ siêu lòng hay sao đó, đồng ý trả lời câu hỏi của mình.Nói là trả lời mà trả lời cũng lung tung- một ngày thi không may mắn mình đứng khai thác bệnh sử mà tim thì đập nhanh, tay chân thì lạnh tóat, lần này không phải do kh biết đặt câu hỏi mà do bệnh nhân ….Cuối cùng cũng xong, đứng trình bệnh cho anh, lúc anh khen bệnh án của mình phần bệnh sử khá nhất, khai thác diễn tiến bệnh khá rõ và tốt, xuất sắc nhất trong nhóm thi.Làm mình ngạc nhiên quá, khen có một câu mà ngay sau đó anh chê mình nguyên tràng dài, chưa hỏi được cái chẩn đóan bệnh trước quên nói bệnh nhân đưa giấy xuất viện, không phải mình quên mà bệnh nhân có hợp tác đâu, mình lúc đó không dám làm phật ý họ, không dám hỏi nhềiu, hỏi xong được cái bệnh là mừng muốn chết, trong số những cái anh bảo mình thiếu sót chi có cái đó là mình không phục.Bị anh chê là sử dụng từ ngữ chưa chuẩn, chưa phân biệt đâu là văn nói, đâu là văn viết, mình còn quên không mô ta dịch mật chảy ra từ ống dẫn PTBD, khám bụng thấy bình thường mà quên ghi triệu chứng âm tính có giá trị, không phãi quên, mà lúc đó run qúa,  viết vội vàng quá, nên không đủ.Nói đến phần CLS.mới thấy, mình học chưa vững chỉ nắm được khỏang 60%.Bài thi của các bạn tốt hơn mình ở những điểm khác, chỉ có điều các bạn mắc sai lầm quá dông dài.

Bô môn ngọai chủ trương không đánh rớt sinh viên nên mình đi thi cũng không lo lắng gì, chỉ cố gắng hết sức để điểm cao, vì mục tiêu của mình là dùng điểm số năm 3 để kéo điểm năm nhất năm hai.Uh,cho đến ngày hôm nay có lẽ là chuyện đó sẽ không thành hiện thực, thi nội lâm sàng điểm cũng thấp, thi ngọai lâm sàng cũng không cao hơn , cũng thấp như vậy( hai môn lâm sàng chỉ cao nhất mà điểm thấp te tua thì xem như là xong rùi đó).Nhưng không buồn, ngày hôm nay bị anh Vinh là mình không thấy buồn, có bị la mới thấy mình còn kém lắm, kèm rất nhiều so với những gì mình nghĩ về bản thân mình.Từ trước đến h mình tự tin hơn các bạn vì mình cảm thấy sự nhạy bén của mình khi đi học lâm sàng là có nhỉnh hơn một chút, kĩ năng hỏi và khám có hơn một chút.Nhưng cái một chút đó thật sự không là gì, có siêng năng có nhạy bén, nhưng kiến thức không vững, không chắc thì cũng chỉ là mò mẫm như thầy bói xem voi.Cho đến ngày hôm nay mới nhận thấy mình chưa đủ tố chất để trở thành một bác sĩ chứ nói chi là thành bác sĩ giỏi, là ước mơ thi nội trú.Cái tính không cẩn thận bao lần làm mình mất nhưng cơ hội trong cuộc sống, đã bao lần đẩy mình xuống vực thẳm khi mình cận kề những điều tốt đẹp nhất, và cho đến ngày hôm nay mình vẫn chưa sửa được.Cứ nhìn vào cái bệnh án sáng nay làm, mình mới thấy mình thiếu sót một mảng lớn trong bệnh án, anh la là đúng.Khi mình cẩn thận thì mình sẽ không thiếu sót.Sáng nay anh nhắc hoài điều đó, lúc đứng nghe chỉ thấy sao anh khó tính và có quá kĩ tính không .Nhưng đến lúc anh phân tích cái bệnh án của mình,mình mới thấy điều đó không thừa, và tính cẩn thận thật sự là một tố chất mà người bác sĩ phải tự xây dựng cho mình, điều đó thuộc về ý thức và trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.Nghe anh kể câu chuyện của thầy Hữu Thông, về tính cẩn thận của thầy, thấy ngưỡng mộ thầy lắm và mới thấy bọn mình chỉ là những con vẹt con, học điểm số cao, hỏi gì cũng trả lời vanh vách như trả bài nhưng thật sự không nắm gì hết…bọn mình là những người đi học theo kiểu cho biết, chứ chưa thật sự học để trở thành bác sĩ.Now đi học, đi thi quên một chút thì chỉ bị điểm số thấp, nhưng sau này ra trường trở thành những người chịu trách nhiệm về sức khỏe và sinh mạng của người khác mà thiếu sót thì hậu quả thế nào nhỉ, lúc đó sẽ phải trả giá đắt.Lúc nào cũng thấy thầy Thông là bọn mình, nói rất nhiều, thanh phiền rất nhiều về cách học của bọn mình, mà không hiểu sao thầy lại làm vậy vậy, cứ nghĩ thầy thích nói nhiều về bản thân mình.Now thì hiểu rùi, ngày ngày hôm nay cái ngày bị chê không còn cái gì hết trước mặt bệnh nhân, trước các bạn, mới thấy thấm thía những điều thầy nói.Tất cả sự nghiêm khắc của thầy cô, cũng chỉ là mong bọn mình nghiêm khắc với bản thân hơn để cẩn thận hơn, hạn chế sai sót tới mức tối đa, làm điều đó không phải cho bản thân mình lúc đi thi đạt điểm cao mà để sau này bọn mình thật sự trở thành người bác sĩ đúng nghĩa.

Mình thích bộ môn ngoại, với họ thi chỉ không phải lúc lấy điểm số cao thấp, mà là dịp để dạy cho bọn mình những bệnh điển hình cụ thể, những cái chung nhất, và sẽ nhớ lâu nhất, để sau khi đi xong ngọai bọn mình vẫn còn đọng lại trong đầu những kiến thức cơ bản nhất, là dịp để chỉ cho sv thấy những điểm thiếu sót để rút kinh nghiệm.Lúc đứng nghe các bạn trình bệnh với anh Vinh, mình không còn quan tâm hôm nay điểm cao hay thấp nữa, cái điều lớn nhất mà mình thu gặt được trong ngày hôm nay sau hai tháng đi học ngọai đó là những bài học lâm sàng quý giá từ kĩ năng thăm khám, hỏi bệnh, đến cái thái độ của mình trong giao tiếp.Cái điều quan trọng và mình cảm thấy hạnh phúc nhất là sau ngày thi này, mình không chỉ biết cái thiếu sót của mình khi học lâm sàng là ở đâu, (có lẽ cho đến ngày hôm nay anh Vinh chính là người chỉ cho mình thấy những chỗ sai của mình) nhìn lại từ cách học mà còn phải thay đổi thái độ học tập, mới thấy những cố gắng của mình chưa là gì so với các anh các thầy, nên cần phải siêng năng cố găng hơn nhiều.


Kết thúc rùi, yêu lắm bệnh viện Chợ Rẫy, nói là kết thúc vậy thui, chứ có ngày nào không qua Chợ Rẫy, không ghé lầu 4 yêu dấu đâu.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2008

Tiếc nuối ( CTCH Y3 )

Tính viết ngay sau khi thi xong chấn thương chỉnh hình lâm sàng.Nhưng thi xong, thì bị cái hội chứng sau thi, không làm được gì hết.Không giống như lần đi nội, đi ngoại, sau khi kết thúc có rất nhiều điều để viết,cảm xúc dâng trào.Đi xong CTCH giống như là được giải thoát, cái chính là không thích học, và lúc đi học cũng không cố gắng, không bám sát lâm sàng……..có nhiều cái không xuất hiện trong đầu của mình ngay từ lúc bắt đầu học, cho nên cũng kh biết viết gì.
Không thích học,vì một phần mình không thích đi bệnh viện bên đó, tạo áp lực quá, chưa dạy mà đã đề cập đến vấn đề thi cử, mình không thích kiểu này chút nào; không thích kiểu bắt ép học, cũng chưa có bộ môn nào giáo trình học lại lung tung như vậy. Muốn kiếm đúng tài liệu để học cũng không có.
Buồn, lần đầu tiên trong cái năm học này, mình phí phạm thời gian đi lâm sàng nhiều như vậy.Ở những môn khác trước khi đi mình luôn đề ra mục tiêu, và hoàn thành ít nhất cũng được 80%-90%.Vậy mà lần này…..không muốn nhắc tới nữa, thấy có lỗi với bản thân mình quá.Sáng chạy lên bv, không ngồi 8 với y5 thì cũng lấy sách ra học lý thuyết để thi ở trường.
Từ lúc xảy ra chuyện không vui đến h, thì điều làm mình thấy hạnh phúc và vui vẻ là mỗi sáng đến bv, gặp bệnh nhân, hỏi bệnh khám bệnh, đưa ra được một cái chẩn đoán của riêng mình, (đúng hay sai cũng không sao,mình đang học mà), hoặc là chạy lăng xăng trong bệnh viện đi tìm hiểu những cái mình không biết, không thì bám theo các bác.vậy mà lúc đi học ctch thì tất cả những chuyện đó không xảy ra. Now, thấy tiếc, thật ra có nhiều cái để học, chính mình cũng biết điều đó, nhưng không hiểu sao lúc đi ctch thì mình chẳng muốn làm gì, chẳng muốn học, không có mục tiêu để hướng tới, không hiểu sao mất đi sự hứng thú đối với bệnh viện thường có trong con người mình.Lúc đó thấy mệt mỏi, chỉ muốn được nghỉ.
….tất cả là do mình, mình đang hướng tới một cái mà khả năng của mình có hạn.Suốt ngày nghĩ tới điều đó, suốt ngày phấn đấu và cố gắng để đạt được điều đó.Cứ nghĩ mình không bị stress, và chỉ làm những gì mình thích, nhưng thật ra mình đang ép mình làm quá sức nên bắt đầu thấy đuối, đang sợ tuốt dốc, đang sợ những gì còn lại của năm học này làm sụp đổ hết những cố gắng của mình từ đầu năm đến h.Chỉ còn một chút xíu nữa thui là làm được điều mình muốn làm, nhưng sợ mình làm không được, vẫn đang cố gắng nhưng cảm thấy mình không còn được như hồi đầu năm học.Không giải thích được tại sao.
vật nhẹ mà suốt ngày cứ mang theo thì cũng thấy mỏi.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2008

Chút lắng đọng ( Thực Tập Cộng Đồng Y3 )

Sau khi tham gia cái buổi nói chuyện mà bà chị đáng ghét ấy gọi là tập huấn, của bà chị không có khả năng diễn đạt và kh biết đang nói gì, thì thật sự rất ghét cái vụ đi thực tập cộng đồng, thật sự không thích cái vụ này chút nào, chỉ thấy mất thời gian, mệt mỏi vì khói bụi và nắng, và sẽ phải gặp những người nói thì nhiều mà chả giúp được gì như bà chị cán bộ giảng của bộ môn y tế cộng đồng.
Sau khi tiếp xúc với chị trạm trưởng và biết về hoạt động của trạm y tế thì suy nghĩ đã khác rất nhiều, thấy quý những người làm công tác sức khoẻ cộng đồng( trừ bà chị nói năng lung tung trong buổi tập huấn); thấy được tầm quan trọng của môn sức khoè cộng đồng( nếu chỉ ở trường nghe thấy cô thuyết giáo thì chẳng bao giờ mình thích cái môn- sẽ càng không thích khi gặp phải bà chị hung dữ nói nhiều mà toàn nói sai, làm rối tung lên).
Đi cộng đồng được 3 ngày rùi, mỗi ngày biết thêm một điều mới, ( những điều học được sẽ viết trong một entry khác ngay sau khi kết thúc đợt thực tập.)
Ngày hôm nay, đi điều tra hộ gia đình, mình nhận thấy kiến thức của người dân về bệnh xã hội, về bệnh thông thường không nhiều( gần như là không có kiến thức), vì nhiều lý do, họ bận rộn với công việc mưu sinh từ sáng đến tối, họ không có đủ điều kiện để được tiếp cận với kiến thức; họ ngại ngùng khi nói về những vấn đề nhạy cảm của sức khoẻ….các chương trình y tế quốc gia, những buổi tuyên truyền vận động chưa thật sự hiệu quả.
Hôm nay, gặp một gia đình thật đáng thương, mình vô tình biết được câu chuyện của gia đình họ.Lúc nghe xong câu chuyện ấy, vừa xót xa, vừa giận những con người ấy. Đó là gia đình của một đại tá về hưu, một gia đình giàu có và gia giáo,(qua cái cách nói chuyện của ông bà chủ nhà và căn nhà of họ mình nghĩ vậy); nhưng đó cũng là một gia đình đầy bất hạnh.Bước vào nhà, thấy hai bàn thờ còn mới, mình đoán ra dc là mới mất( có kinh nghiệm mà); người con trai lớn và người con dâu nhỏ mới mất được vài ngày, cả hai chết vì bệnh AIDS.Người em và người chị dâu lớn cũng bị nhiễm HIV, trong nhà còn một đứa trẻ, mình cầu mong nó không bị sao hết.Xót xa cho người làm cha làm mẹ phải nhìn những đứa con của mình chết dần dần, thấy giận những người đó vì họ kh biết cách dạy con, thấy giận những người làm con vì họ không biết quý trọng cuộc sống này, chỉ biết ăn chơi tụ tập hút chích, thấy tội nghiệp và xót xa cho đứa bé chưa tròn hai tuổi- mong là may mắn sẽ đến với cậu bé ấy.Rời khỏi gia đình nhà đó, thí gặp phải một gia đình kém may mắn.Mới chào chủ nhà, giơi thiệu lý do vì sao mình đến gặp họ thì bị hỏi ngay một câu :” thế cái chương trình các anh chị đang làm có giúp con tui hết bệnh ung thư kh, hay chỉ hỏi vậy rùi để báo cáo hàng năm?” thật sự bị shock khi nghe câu hỏi đó.Tính chào bỏ đi rùi, nhưng quyết định ở lại điều tra tiếp, cảm thấy bà cụ ấy cần có người lắng nghe và trút bầu tâm sự.Hỏi một hồi, mới biết con dâu của bà cụ bị ung thư phổi, di căn nhiều cơ quan khác rùi, bác sĩ bệnh viện ung bướu đã chê và trả về nhà, cô ấy còn khá trẻ.Nếu người phụ nữ ấy mất đi thì sẽ có hai đứa trẻ mồ côi mẹ, bất chợt nghĩ đến bố- mình cũng là một đứa mồ côi cha mà.Thấy buồn, buồn cho chính mình và buồn cho gia đình ấy.Mình thấy thương hai đứa bé ấy quá, hàng ngày phải nhìn thấy người sinh ra mình đau đớn, làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh ấy.Ngay cả mình, một đứa hơn 20 rùi, mà vẫn chưa thoát khỏi cái chết của bố- h đây nói vẫn là nỗi ám ảnh của mình Kh hiểu sao lúc đó, tự nhiên mình lại thấy cần phải cám ơn bố, vì bố không để mình thấy được bố đau đớn thế nào.Nếu mình ở vào trong hoàn cảnh của hai nhóc đó, chắc là mình bỏ học y từ lâu rùi quá.Mình mong có kì tích xảy ra(đã thấy kì tích xảy ra một lần ở khoa huyết học bv CR rùi).
Hôm nay kh biết có phải ngày xui không, đi điều tra không gặp trở ngại gì nhiều, nhưng toàn thấy những cảnh thương tâm. Đây là lần thứ mấy mình biết những hoàn cảnh đáng thương như vậy rùi nhỉ. Đi bệnh viện cũng vậy, các bạn của mình ít khi biết được hoàn cảnh của bệnh nhân, và cũng ít gặp những chuyện thương tâm.Còn mình, thì lúc nào cũng được nghe bệnh nhân kể, ngay cả đợt thực tập cộng đồng tưởng là sẽ khác( nghe mọi người đi trước nói chủ yếu là đi chơi) ai ngờ cũng vậy. Đứa bạn nói nhìn mặt mình rất đáng tin, nên người khác dễ dàng tâm sự với mình.Uh, làm mình thấy sợ điều đó, sinh ra vốn đã đa sầu đa cảm vậy mà mỗi lần bước chân ra ngoài cuộc sống không gặp chuyện buồn thì cũng vô tình nghe, thấy về số phận bbi đát của một ai đó( không phải là người nhiều chuyện mà đã vậy, nếu có máu tám trong người kh biết thế nào nữa đây); cho nên lúc nào mình cũng suy nghĩ nhiều, đôi lúc nghĩ những chuyện không phải của mình( cũng may chưa hẳn là người nhiệt tình, chứ không làm kẻ vác tù và,ăn cơm nhà lo chuyện hàng tổng);nói vậy thui, đôi lúc muốn mình làm được một đềiu gì đó cho những người mình đã gặp, nhưng thấy khó quá. Điều duy nhất mình làm được cho họ là hỏi thăm là an ủi và động viên.(uh, lời nói suống thì giúp ích được gì nhỉ).
Hai tuần cho đợt thực tập có lẽ mình vẫn chưa thể hiểu hết vai trò to lớn của sức khoẻ cộng đồng đối với xã hội, nhưng nhận thức của mình về những điều đó sẽ thay đổi theo một chiều hướng tốt.
PS: cám ơn những hộ gia đình mình đã và đang điều tra, nói chuyện với họ, tiếp xúc với những người dân khác nhau nhiều về học vấn, giúp mình có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống này.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2008

Người Thầy đầu tiên - Bài học thứ 2 ( Y3 )

Lần trước có nói entry sau sẽ viết về các bác sĩ dưới cấp cứu, nhưng entry đó tạm thời gác( vì nhiều lý do, viết now có lẽ sẽ kh khách quan trong nhận xét và đánh giá).
Tối thứ năm vừa rùi,gặp một bệnh nhân………..
Sẽ kh quên được hình ảnh của một cậu bé 19 tuổi bị lupus ban đỏ và đã biến chứng đa tạng( hiện h chỉ có gan là chưa bị ảnh hưởng).Trên người em , toàn là dây và dây nối từ người em ra máy chạy thận nhân tạo.Khi mình đến gần em, em bỏ mặt nạ oxy ra nói chuyện với mình.Lúc mình hỏi em bệnh gì,em kể cho mình nghe bệnh của em, tiến triển của bệnh một cách chi tiết và rõ ràng, em hiểu bệnh của em còn hơn những người đang đi học như mình, rất thuộc bài. Điều đó kh làm mình thấy lạ, điều làm mình thấy ngạc nhiên là cái cách em nói về bệnh của mình, kh chút sợ hãi, kh chút buồn rầu và đón nhận những gì mà bệnh tật mang đến một cách bình thản.Không phải người bệnh nào cũng làm được điều đó.
Em là người đầu tiên mà mình thấy - đón nhận cái chết như thể đón nhận sự sống.Dường như em học được cái gọi là "chấp nhận"( một từ dường như xa xỉ đối với thế hệ 8x,9x now), và không ngừng hi vọng một điều tốt đẹp cho bản thân mình.
Em là cậu bé dũng cảm.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2008

Đêm và Nó

Dạo này có sở thích , nhìn ra ngoài cửa sổ lúc nửa đêm và cafe vào h đó.Có lẽ vì h đó , kh gian xung quanh mình thật tĩnh lặng và một chút cafe làm tinh thần mình hưng phấn, mình có thể ngồi đó mà nghĩ đến những điều mình đã và đang gặp kh chút vội vàng.Suy nghĩ, kh thi cử nên cũng có nhiều thời gian để nghĩ ngợi một chút cho những bước đi sắp tới của mình.Hiện h mình chỉ bận tâm đến chuyện học và sự nghiệp sau àny của mình, lúc này nghĩ đến những chuyện đó kh còn là quá sớm mà dường như là đã trễ rùi.A nh y5 nói mình em phải cố gắng lên , tranh thủ now, để những năm sau kh phải cực khổ.Ok, những gì anh nói cũng là những gì mình muốn làm , nhưng tiếc một điều là năng lực có hạn.Chắc phải cày suốt đến lúc ra trường quá.Ra trường rùi tính tiếp.
Một tuần học dưới cấp cứu, đuối quá, học để không trở thành một kẻ giết người thật khó, nỗ lực và cố gắng chưa đủ, mà phải có năng lực nữa. Đi cả tuần nay, kh hiểu sao vẫn có chút gì xa lạ xuất hiện, một chút gì đó làm mình thấy kh hoà nhập được với cái kh khí làm việc của phòng cấp cứu như trước đây một chút gì đó kh tự nhiên ở mình khi đối diện với bệnh nhân, với các anh. Một cảm giác thiếu tự tin khi nói chuyện với các anh.
Đêm qua, nghe ,những gì anh S nói mình thấy buồn quá; Uh, mình cũng muốn được như những gì anh nói, cũng muốn có những điểm số thật cao trong mỗi kì thi nhưng lúc nào cũng là ngược lại, do mình kém may mắn với thi cử hay do năng lực bản thân có hạn…là gì đi nữa thì cho đến thời điểm này mình chưa làm dc những điều mà anh nói; mỗi lần anh nhắc đến nội lâm sàng là mình thấy hơi buồn và có một chút gì đó là tự ti khi đối diện với các anh( sao các anh học giỏi đến thế?); ngày hôm qua anh nhắc đến chuyện thi nội trú, mình thấy đau đớn quá, đó là ước mơ của mình, mình không phủ nhận nhưng mình cũng đã tự tay đánh mất nó rùi, mình kh còn cơ hội để phấn đấu cho điều nó nữa.
Ghét anh S quá, mình đã muốn quên những chuyện đó, muốn gác chúng qua một bên, mà lâu lâu anh cứ nhắc lại.Anh chỉ có ý đùa một chút cho vui, chứ kh có ác ý gì.Kh trách anh, vì anh có biết sự thật mình là một người tệ hại thế nào đâu.Trong mắt anh, mình là người siêng năng, nghị lực đang phấn đấu cho mục tiêu đề ra.Uh, siêng năng, nhưng kh có kiến thức và kh biết cách học thì cũng có được gì đâu.
PS: dạo này thấy mình chông chênh và mất cân bằng quá, đã xác định hướng đi cho mình nhưng kh hiểu sao lại có cảm giác mình đang mất phương hướng.Mình vẫn chưa chấp nhận được kết quả đó. thấy thiếu tự tin, vì mình thiếu nhiêu kĩ năng sống quá, thiếu kiến thưc nữa( có ai dám thừa nhận mình có đủ kiến thức không nhỉ- mình đúng là đứa tham lam)Now, chỉ thấy hạnh phúc là mình vẫn chưa đánh mất niềm đam mê cho cái mình đang theo đuổi.
TRY,TRY,TRY………

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2008

Nội lâm sàng Y3

Thi xong chạy lòng vòng khắp Sài gòn giữa trời trưa nắng, đơn giản đó lá thói quen sau khi thi; chạy biết chạy để làm gì, lúc đó cảm thấy như mình đã quặng được một tảng đá trên vai, sao lần nào thi cử cũng bị stress cực độ thế này.Chưa có kì thi nào mình lại sợ, lo lắng và hồi hộp như vậy.
năm sau thi nội ls y4 ở Chợ Rẫy kh biết thế nào, cầu mong y6 mình đi nội ở Gia Định.
Cuộc chơi nào cũng đến hồi kết thúc.
Sáng nay thi nội lâm sàng xong, hơi buồn một chút, tim mạch khá ổn, tiêu hoá tốt nhất, chỉ có phần lý thuyết hô hấp học nhiều nhất mà làm bài tệ đến mức kh tả nổi,( một phần do tâm lý, một phần mình là quá chủ quan) làm xong cứ ngỡ mình trọn điểm, ai ngờ…..Thất bại này làm mình thấy xót xa quá, bao nhiêu cố gắng, công sức xong hết rùi, cả hi vọng cũng bay theo nó luôn rùi.Một bài học lớn, mình sẽ nhớ nó suốt để học tốt hơn.Làm điểm nội lâm sàng của mình kh được điểm cao( dao động từ 5- 7).Thi xong hơi buồn một chút, một người siêng đi lâm sàng như mình, kĩ năng khám không đến nỗi tệ, cách phát hiện triệu chứng và hướng tới chẩn đoán bệnh cũng ổn, vậy mà thi điểm không cao.
Hôm nay,thần may mắn đã chiếu cố đến mình nhưng không trọn vẹn thì phải, may mắn kh bốc thăm vào trại hô hấp và tiêu hoá mà ở trại tim mạch( tự tin được một chút).Cám ơn BN sang nay đã hợp tác khá tốt với mình.
Kh biết các bạn khác thế nào, nhưng mình đặt rất nhiều hi vọng vào kì thi này, nó khá quan trọng với mình, vì kết quả của nó ảnh hưởng đến kế hoạch sắp tới, đến dự định và hướng đi tới của mình, đến quyết định….Uh, chỉ vì phần lý thuyết hô hấp.Và now mình cũng đã có sẵn câu trả lời cho mình sẽ làm gì sắp tới, hơi buồn một chút vì đó là điều mình không muốn,.Nhưng kh sao, con đường nào cũng đến La Mã và hướng tới cái mục đích cuối cùng của mình.
Nội lâm sàng Nguyễn Tri Phương:
Trại tim mạch, kết thúc 16 tuần, về mặt lý thuyết có thể nói là Ok, cô Phượng dạy khá kĩ( sinh lý bệnh, triệu chứng…..)chỉ có một điều kh thích ở cô là nói qúa nhiều đến cơ chế mà chưa hướng dẫn bọn mình cách phát hiện những bệnh lý đó, những triệu chứng đó trên lâm sàng như thế nào.
Về kĩ năng , quá tuyệt, học lâm sàng với cô Trang thật thú vị, thích cái cách cô hướng dẫn bọn mình học lâm sàng, cái cách phát triển và mở rộng kiến thức, thích cái quan niệm của cô là không chờ kiến thức đến mới học mà là học từ những điều mình không biết, từ những cái mình phát hiện tìm tòi trên lâm sàng mặc dù đó có thể không phải là mục tiêu hướng tới trong thi cử.Lúc đầu hơi đuối với cách học này, nhưng sau khi hiểu được chữ “bác “ trong chữ” bác sĩ ” thì thấy cách học đó là rất cần thiết.
Trại tiêu hoá, thích cái cách chị Tiên hướng dẫn bọn mình học lý thuyết, chị Tiên không dạy mà bọn mình tự soạn bài, tự giảng cho nhau nghe và chị Tiên chỉ đóng vai trò người hứơng dẫn.Một cách học chủ động, trong ba bệnh viện thì chỉ có ở NTP có cách học này( mình nghĩ vậy đó, vì thấy ở các bệnh viện khác hình như không có).
Hic, chỉ có một điều là lâm sàng hơi buồn một chút, vì không được hướng dẫn cách khám, bệnh nhân ít, bệnh điển hình quá ít, lúc thắc mắc cũng không biết hỏi ai.
Trại hô hấp, nếu nói đây là khoa chán nhất , chắc các bạn đi NTP ai cũng đồng ý, thầy đi công tác suốt nên cũng không được ai hướng dẫn chỉ bảo nhiều, bệnh nhân hô hấp không khó tính nhưng họ bệnh nặng quá và khó thở mạn nên tiếp cận khá khó khăn( còn khó hơn bệnh nhân tim mạch).
Điều thích nhất là gặp được một người thầy khá hiểu tâm lý sinh viên( tuy hơi bất thường một chút), cái quan trọng nhất mà thầy dạy cho bọn mình là cách chẩn đoán ra bệnh nhanh và chính xác( cũng chỉ là lý thuyết)
Điều may mắn là thi nội lâm sàng ở NTP không khó( nhưng cũng không dễ đâu).
Kết thúc nội lâm sàng y3 ở đây, vui có, buồn có, thành công có, thất bại có, kỉ niệm đáng nhớ cũng có.
Vui vì mình học được nhiều điều, vui vì quen được một người bạn tốt, một người anh tốt( cám ơn bác Đức, cám ơn anh đã dạy và chỉ bảo cho em nhiều điều, có số của anh rùi, sẽ giữ liên lạc); vui vì thấy mình đã trưởng thành hơn được một chút.Với mình, mỗi sáng thức dậy, đến bệnh viện gặp bệnh nhân hỏi bệnh và chẩn đoán được đúng bệnh là hạnh phúc, có những lúc hỏi ra được rất nhiếu TCCN mà vẫn gặp khó khăn và chẩn đoán kh đúng, kh thấy buồn, mà thấy mình cần phải cố gắng hơn.Phát hiện ra học y rất thú vị, thú vị ở chỗ kh bệnh giống bệnh nào, cũng là một bệnh nhưng không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.Thú vị là có cái chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt sau đó mới đến chẩn đoán xác định….cuộc sống cũng vậy
Buồn, vì thấy những chuyện kh vui, những chuyện rất bức xúc, những cái mình không ngờ và mình không bao giờ nghĩ là nó tồn tại trong môi trường này, nhưng nó vẫn cứ hiện diện.Hai mặt của một vấn đề, tốt và xấu. Không nghĩ nữa, nghĩ nữa sẽ thấy xót xa. Khi nào đi làm mình sẽ biết.
Thất bại, thất bại nhiều lắm chứ, lần đầu tiên xuống trại hỏi bệnh , bệnh nhân từ chối; thất bại thứ hai kh vượt qua được nỗi ám ảnh khi đứng trước những case về NMCT; thất bại thứ ba là đôi lúc quá chủ quan, thất bại thứ tư học mà kh nhớ, sao đầu óc của mình kém quá vậy( nghe kể ngày xưa mẹ sinh khó, nên người ta phải hút mình ra, trời ơi làm ảnh hưởng phần nào đó lên bộ não của tui rùi thất bại)…… thất bại cuối cùng mà cũng là thất bại hay gặp nhất là chưa biết cách học thi, học là một chuyện, thi là một chuyện, ngay cả thi lâm sàng cũng vậy.
Kỉ niệm đáng nhớ, một kỉ niệm buồn, hai bệnh nhân của mình bị mất.Bệnh nhân đầu tiên mất do bị phù phổi cấp, cô ấy vào viện vì hẹp van hai lá, vẫn còn nhớ sang hôm đó, cô ấy khoe với mình được cho về, thấy cô vui vui vẻ và hạnh phúc lắm.S áng hôm sau xuống trại thấy cô đó bị tai biến liệt một bên, tri giác lú lẫn, chiều hôn mê, đến tối phù phổi cấp và mất.Lúc đó thật sự bị shock,tự nhiên thấy buồn, ranh giới giữa sống và chết sao mong anh quá.Một câu hỏi được đặt ra, làm sao mình kiểm soát được tình trạng của bệnh nhân.Bệnh nhân thứ hai, chú ấy bị xơ gan và viện do xuất huyết tiêu hoá, nằm ở ICU một thời gian, sau đó chuyển lên phòng bệnh nặng -đó là lúc mình gặp chú ấy.Theo dõi, xem kết quả cận lâm sàng thấy tình trạng xuất huyết ổn định rùi, chị Tiên cũng cho chú ấy về vào ngày mai; ai ngờ đâu, đến lúc mình hoàn thành xong bệnh án( gặp chú ấy có một ngày, đến tối hôm đó chú ấy mất do xuất huyết tiêu hoá ồ ạt kh cầm máu được.Shock lần hai.
Thành công là mình đã biết cách học nội lâm sàng và học y.
Đã từng kh thích đi nội lâm sàng ở Nguyễn Tri Phương…..nhưng now thì khác, thật sự may mắn và cám ơn vì đã được đi nội ở đây.
Cám ơn các thầy cô và anh chị ở bệnh viện.
16 tuần, một khoảng thời gian tuy không dài……
nhưng cũng đủ để chuyển từ “một anh nông dân” sang “một bác sĩ tập sự “.Đủ để mình biết mùi vị” bác sĩ”, biết được trách nhiệm và tầm quan trọng của một người thầy thuốc.
16 tuần qua mình đã học được gì ?
nhiều lắm, rất nhiều, kiến thức về bệnh học có, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lâm sang.Có những bài học được thầy cô dạy, có những điều học từ những thất bại cay đắng( tự mình thấy vậy), học qua những kì thi.