Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Một năm sóng gió

Ngày mới là y1 đã được đại ka, hù dọa, 6 năm y khoa được quyết định trong 30p/của mỗi lần thi oral.....không biết đúng không nữa....y6 là năm đặc biệt, mỗi người có một cảm nhận khác nhau .

Năm 6 dễ mà cũng khó nuốt , một năm học rat hay  ho [ đến sặc  'máu " ] >.<

Cái dễ của năm 6,chương trìnn học , có lẽ là năm " nhẹ nhàng " nhất, học có 5 môn ah : tứ đại môn phái +  y  đức, cuối năm được thêm vài giờ học chính trị ^^. Cũng là năm có ít kì thi nhất : 4 lần thi lâm sàng + 4 lần thi lý thuyết + tốt nghiệp lý thuyết hệ nội ngoại + thi y đức + thi chính trị ...có 12 lần đi thi lần 1. Thật sự là ít nhất trong 6 năm học rồi á :)) .

Cái khó của năm 6 - là " bản thân " ...làm thế nào để

.....vượt qua được cái lười đã bị tiêm nhiễm trong 5 năm qua...sinh viênh học dở 1 chút giảng viên có thể châm chướcc cho các bạn giữa 4 và 5v, nhưng sinh viên lười thì không có chuyện 5v đâu các bạn ah.
.....bỏ thói quen xấu khi học lâm sàng :  tụ tập ở khu sv tám hoặc là bác sĩ hành lang . Nói thật, là y nhỏ, đi lâm sàng lơ mơ gà mơ vẫn có thể pass, thi oral của y6 mà không siêng lâm sàng với 2 môn hệ nội các bạn sẽ chết, 2 môn hệ ngoại với sản có thể chết " bất đắc kì tử " , chỉ có ngoại là các bạn có thể sống sót nhưng sẽ mang ít nhiều sự dằn vặt nếu bạn thật sự còn biết thế nào là  " xấu hổ ".
.....biết cách học hiệu quả , mội bệnh viện có một cái " gu " giảng dạy và mỗi thầy cô có phong cách hỏi thi riêng biệt rất là đặc thù. Bạn phải hỏi kinh nghiệm của tiền bối về cách học.  Lúc đi học, phải thật nhanh nhạy nắm bắt được cái mà những điều giảng viên cần ở sinh viên - nói 1 cách hoa mỹ là  chuẩn đầu ra của mỗi giảng viên dành cho sinh viên .

Cái khó nhất của y6 là những kì thi lý thuyết chứ không phải thi oral...rớt lâm sàng thi lần 2, thậm chí lần 3[ đợt 1 của y6 năm sau ] , nếu pass bạn vẫn kịp tốt nghiệp cùng năm với các bạn cùng khóa. Nhưng nếu bạn rớt lý thuyết lần 2,thì xem như là trễ tốt nghiệp một năm. Do đó, phải học thật kĩ  để thi lý thuyết, chú ý từng lời giảng của thầy cô, đọc từng dòng chữ trong sách giáo khoa ] khi đánh đề phải tư tu một chút, đừng quá vội  vàng tick vào câu trả lời , và khi đã chọn phải tự tin vào quyết định của mình.

Ah, cái câu nói " 6 năm y khoa được quyết định trong 30p/ của mỗi kì thi oral " là không đúng, kiến thức là và bản lĩnh tự tin là sự tích lũy của 6 năm , do đó nhìn sâu hơn 1 chút, thật ra đó là năm học để bạn trình bày kiến thức bạn có được,cách bạn diễn đạt những điều đó, qua đó thầy cô đánh giá cái tinh thần học tập, cái trách nhiệm của bạn đối với nghề, xem  bạn đã đạt chuẩn để tốt nghiệp,bạn có khả năng  làm bác sĩ sau khi tốt nghiệp.

Nói thì dễ,làm thì khó lắm đó các bạn y6, phải trả qua năm 6 ,mới thật sự hiểu tấm bằng của trường mình vì sao có giá trị và vì sao sv y khoa luôn được đánh giá cao .Sau khi tốt nghiệp, nếu có không được xếp loại khá giỏi, đừng cảm thấy xấu hổ. Vì để được tốt nghiệp trường y bạn đã phải rất nỗ lực và cố gắng - đó là điều đáng để bạn tự hào trong thời điểm đó. Nhưng đừng ngủ quên trên chiến thắng, cuộc đời còn nhiều điều để bạn phải cố gắng.

Điều cuối cùng, muốn tâm sự với các bạn là "

Y6 học gì nhỉ ?

Học  kĩ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình .

Mình chỉ có nhiêu đó về năm 6 để chia sẻ với y nhỏ.....

Ps :Quan điểm của mình là không cần là một sinh viên ưu tú mà hãy là một người thành công .Khi bạn chiến thắng được chính mình trong những gian khó là bạn đã thành công ,khi bạn đạt được những mục tiêu mà bản thân đưa ra là bạn thành công, khi mình thành công mình có quyền tự hào về điều đó .

ngưỡng cửa cuộc đời

Cái thuở mới đậu đại học, mình đã nghĩ cổng trường đại học là nơi bắt đầu cho ngưỡng cửa cuộc đời..Nhưng mình đã lầm, thời học sinh hay sinh viên vẫn là ngồi trên ghế nhà trường, trong vòng tay của thầy cô và bố bẹ...vẫn chưa phải là bước vào đời .

Ngày tốt nghiệp đại học, cứ như là chim sổ lồng, được hơn 1 tháng nhận ra cuộc sống  này sao phũ phàng, từng ước mơ đang bị nó vùi dập >.<.

Có 2 vấn đề tồn tại

1. Một mớ chứng chỉ cần được bổ sung gấp, mà đây chỉ là chuyện nhỏ, 6 năm gian khổ còn pass, huống hồ mấy chứng chỉ cỏn con về mặt hình thức.
2. câu hỏi lớn : mình là ai và mình cần gì trong cuộc sống ? trả lời không được, thì vẫn mãi bơ vơ ,lơ lửng giữa bể đời.

Ngày xưa, su huynh nói, em lo định hướng cho  mình một chuyên khoa , mình còn bướng bỉnh trả treo lại "  từ từ anh ơi, tốt nghiệp xong rồi tính " .Uh ,thì tốt nghiệp xong rồi đó....mà đến giờ vẫn chưa tính được chuyện gì @.@ .Kế hoạc A, phương án B, đến những phương án dự trù C<D<E<F....,từng ngày từng ngày bị bốc cháy :(( ...nản, thật sự là nản vì đứng giữa các ngã rẽ mà chẳng biết quyết định thế nào.

1... thì nhiều tiền, nhưng lại đi ngược đường lối lý tưởng của mình....điểm cốt yếu để mình không quyết định là : lợi nhuận đi đôi với rủi ro, mà là tỉ lệ thuận nữa chứ ...mà nếu chỉ vì tiền nhiều mà quyết định, dễ làm nô lệ của nó lắm .mà chân lý của riêng mình, với đồng tiền chỉ cho phép em đồng tiền là phương tiện để thực hiện những điều muốn và cần làm trong cuộc sống, chứ không cho em nó quyền quyết định.

2... thì ổn định...nhưng nói thật mình sợ 2 chữ ổn định, có lẽ không phù hợp với tính cách của mình .ổn định trong yên bình càng nguy hiểm với mình.Mình thích mội trường đầy thử thách để mình trải nghiệm , một cuộc sống có áp lực và giông tố 1 chút [ có lẽ 6 năm qua sống như vậy, nên đâm nghiện cái mội trường như thế - thật là quái đản ] để mình lao vào nó và chiến đấu, cho dù có  thất bại thì ít ra mình cũng được sống với đúng bản chất của mình

3...quê hương....nhớ năm xưa ,mình hô khẩu hiệu sống vì quê hương ,làm việc vì quê hương, về với quê hương mới đúng là người yêu quê .Haiz, quan điểm đã thay đổi đôi chút, có nhiều cách để giúp đỡ quê nhà, mà không cần thiết phải về quê làm.Vd: đem ngoại tệ về đầu tư vào những dự án phát triển quê hương là được....mà mình cũng không thể về quê, cái số của mình là phải xa nhà ,mới thành đạt , số chân đi chân nhảy, ở yên 1 nơi không lành .Nó đùa cho vui,chứ lý do  chính  không về, là một đứa sv cùi bắp và củ chuối như mình về quê làm chỉ hại bệnh nhân, không thể để 1 gia đình nào đó rơi vào hoàn cảnh như mình.Mình phải ở xa, ở gần những núi thái sơn và những cây đại thụ trong nghề , hấp thu tinh túy và tinh hoa , để phát triển đến một mức vững chãi nào đó, mới dám là một tiểu vũ trụ trong cuộc sống

4... là mơ ước, nhưng đặt tay lên ngực trái tự hỏi trái tim hỏi não  " mày có thể cùng tao thực hiện ước mơ đó không ? " thì cái não " im lặng "...và đóng băng đến giờ; khi não hỏi trái tim " mày có đủ nghị ;lực và sự kiên trì để theo đuổi ước mơ đến cùng " , trái tim đập từng nhịp mạnh tăng dần về cường độ...rồi .... Đến giờ vẫn không hiểu mình sợ điều gì, mà không dám thực hiện ước mơ đó ...cái sự bản lĩnh của mình mất đâu rồi.Thật ra, có 2 loại mơ ước : lý tưởng và thực tế. Mình đang suy nghĩ theo chiều thực tế, mà nên như vậy, trước hết là tồn tại , sau đó mới là sống .

Đau đầu và hại não, lối đi nào cho những sv mới ra trường như mình ....

Cuối cùng ,em nó quyết định ,làm bất kì nghề lương thiện nào có thể làm được, để kiếm tiền  xây dựng ước mơ .Ngưỡng cửa cuộc đời đã có lối đi ,kế hoạch 6 năm lần thứ 2 bắt đầu..