http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/chuyen-dong-tre/27548/nam-sinh-y-khoa-khoe--chien-tich--kham-chi-em.html,
và nội dung trong bài viết là điều đáng để bàn đến.
Gửi đến những sinh viên - nhân vật chính của bài báo đó và các bạn sinh viên y khoa khác :
Các bạn có bao giờ có suy nghĩ , sv y khoa cần phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp và hiểu và làm tròn nghĩa vụ của người Thầy thuốc điều trị .Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó khi Tôi còn là y1, y2...khi là y lớn hơn một chút, được học với những Người Thầy lớn, Tôi có một cái nhìn có thể chưa sâu ,nhưng chín chắn hơn về cái việc học y của mình, học sao cho đúng : đúng cả về chuyên môn và đạo đức. Những điều Tôi nói nào là đạo đức ,là bản lĩnh là nghĩa vụ, không cần phải ra trường chúng ta mới có cơ hội rèn luyện.Những điều đó được rèn luyện qua những chúng ta đi lâm sàng tiếp xúc với BN, chỉ cần các bạn chịu để ý, biết suy nghĩ.......
Các bạn có bao giờ để ý, mỗi lần trình bệnh án ,Thầy Cô luôn nhắc nhở chúng ta không được viết tên họ đầy đủ của Bệnh nhân.
Các bạn đã bao giờ bị Thầy Cô la mắng chỉ vì một phút ngẫu hứng khám ra triệu chứng cả đám bàn tán xôn xao ngay tại giường bệnh, trước mặt Bệnh nhân .
.................
Không ai cấm các bạn thảo luận lâm sàng ,không ai cấm các bạn chia sẻ những kinh nghiệm lâm sàng nhưng phải biết thảo luận đúng và chia sẻ nơi đúng thời diểm,và tinh thần của sự thảo luận phải được xây dựng trên lập trường khoa học, chứ không phải là sự đùa cợt ,là vì điều đó thú vị.
Tôi tự hào là sv y khoa, vì Tôi có nhiều trải nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng dài của sv.Không ai cấm Tôi hay các bạn chia sẻ, giãi bày bộc bạch những tâm sự ,những khó khăn, những " kỉ niệm " của thời sinh viên.
Nhưng khi chia sẻ bạn phải biết cân nhắc, kỉ niệm nào có thể public, kỉ niệm nào chỉ giữ cho riêng mình biết, chỉ những người trong ngàh mới được biết. Bạn nhớ nhé ngành nào cũng có cái gọi là " Bí mật nghề nghiệp ".
Khó khăn thì bất kì ngành nghề nào cũng có, mỗi ngành mỗi nghề ,mỗi nghiệp có cái khó riêng, bạn đừng so sánh, để rồi tự cho cái khó khăn trong ngành mình là nhiều nhất, lớn nhất, để tự hào một cách sai lầm về bản thân, về nghề của mình.Khi tự hào sai lầm, bạn sẽ có khuynh hướng kể lể, mà không để ý điều đó sẽ gây phản cảm thế nào
- Lan Anh, sinh viên năm thứ 3 ĐH Y Hà Nội kể lại kỉ niệm lần đầu tiên đến nhà xác: “Trước khi đi thực hành mình đã nghe nhiều chuyện hãi hùng về nhà xác lắm rồi, cả đêm hôm trước ngủ mê toàn ma quỷ, hết hồn! Đến giờ học mọi người vào trong hết, một mình mình ngồi ngoài run nhong nhóc, mấy đứa bạn phải ra lôi vào”Trước giờ thực hành, các xác người sẽ được vớt lên cho “ráo nước”. Lần đầu tiên tiếp xúc với thây người, nhiều bạn sốc nặng, “có khi về rồi ăn miếng cơm còn ọe ra. Mỗi khóa mới vào có vài ca ngất tại trận là chuyên thường” - Lan Anh tâm sự.
Không chỉ sinh viên nữ mà nhiều sinh viên nam cũng bị những mẫu thí nghiệm đó làm cho khiếp vía. Bạn Minh Khôi, sinh viên ĐH Y năm thứ 4 giãi bầy: “Sau hôm học trên xác người về hệ tiêu hóa, lôi hết cả lòng mề phèo phổi của “ông ý” ra, mình…cạch luôn món lòng dồi lợn”
đoạn viết trên, đọc xong Tôi thấy đau và buồn.....
Thầy của Tôi nói, đã có rất nhiều, rất nhiều thế hệ sv y khoa, nghĩ đơn giản lắm, khi nào ra làm BS mới quan tâm đến những điều Tôi đề cập đến ở dòng đầu của bài viết. Thầy thì nghĩ khác, Thầy rất mong muốn các bạn sv hãy luyện tập cho mình cái nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp đó.
" Không có lửa làm sao có khói " , Không biết là do người viết báo đã gi sai sự thật về thông tin, thêm bớt để tạo ra một bài viết có nội dung phản cảm như thế, hay do các bạn quá hồn nhiền khi kể về những " trải nghiệm " của bản thân. Mà đọc bài báo xong Tôi , qua một vài lời kể trong đó, Tôi cảm thấy có không ít một số bạn sy y khoa không tôn trọng bệnh nhân, không có thái độ nghiêm túc khi đi học lâm sàng.
Đọc bài báo này xong, các bạn nhớ nhé, sau này trước khi nói ,dừng lại một chút cân nhắc từng điều mình nói ra, và phải biết trao gởi điều đó đúng nơi đúng nơi . Nếu bạn thật sự muốn mọi người hiểu về những khó khăn mà sinh viên y khoa đã trải qua, thì hãy tự mình viết về những điều đó một cách có văn hóa cộng đồng và ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Vài lời dành cho người viết Báo :
Dạo gần đây, đọc báo cảm thấy , Tôi luôn có cảm giác, dường như một bộ phận những người làm báo có ý thức rất kém về văn hóa báo chí truyền thông; họ quá dễ dãi với chính ngồn từ họ viết ra hay họ không tự tin về những điều mình viết, nên cần phải có những cái tít giật gân như thế để câu view.
Tôi nhớ từ bé cho đến giờ, Tôi đọc rất nhiều sách, nhưng làm văn chưa bao giờ được điểm 7, hỏi Bố tại sao, Bố nói Tôi mới chỉ viết bằng cảm xúc, trong khi đó, bài thi bài kiểm là những văn bản văn học, mỗi loại văn bản có quy định riêng, có một khuôn mẫu riêng, giống như ngày xưa khi chúng ta học tập làm văn có : văn phân tích, giải thích, chứng minh, kể chuyện....Tôi điểm kém vì chưa biết làm Văn. Viết báo , ở góc nhìn đơn giản đó chỉ là bài tập làm văn , ở góc nhìn khác rộng hơn lớn hơn đó là truyền thông .
Từ cái đơn giản mà làm không đúng, thì hậu quả là những điều lớn hơn sẽ sai tè le, sai be bét và để lại thảm họa.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải biết mục đích viết của mình là gì, nội dung bài viết sẽ ảnh hưởng thế nào đến người được viết và người đọc.Bạn viết điều đó với góc nhìn nào : hiện thực, phê phán ,hay khen ngợi.... .Tôi nói vậy, vì dạo này đọc báo không hiểu báo chi đáng khen hay chê, phê bình hay chỉ trích....Tôi cảm thấy một mớ hỗn độn cảm xúc chủ quan của người viết.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải có một nền tảng kiến thức tổng quát, một cái đầu biết phân tích đúng sai thông tin bạn nhận được về điều bạn viết , một cái nhìn khách quan, không khen chê , không chà đạp mà hãy làm đúng nghĩa vụ của truyền thông đó là THÔNG TIN.
Đó là khi bạn viết, khi bạn quyết định public bài viêt của mình, bạn phải dừng lại suy nghĩ xem bài viết của mình , bài viết của mình đúng ở khía cạnh nào, sai ở khía cạnh nào, cái đúng cái sai đó sẽ gây hiệu ứng cảm xúc thế nào ở người đọc, trong xã hội.Sức mạnh của truyền thông là làm BÙNG NỔ THÔNG TIN, cho nên khi bạn đưa thông tin sai lệch, phản cảm, bạn sẽ gây ra thảm họa trong xã hội chứ không phải là hậu quả nặng nề .
Tôi là dân trong ngành y, mỗi lần đi lâm sàng xong, Tôi cũng có những bài viết cho riêng mình để chia sẻ với bạn bè.Mỗi lần viết xong , viết bằng cảm xúc và những sự việc có thật, Tôi phải đọc lại rất rất nhiều lần, chọn lọc từ ngữ làm sao khi đọc vào có những vấn đề chỉ có dân trong ngành hiểu, chọn lọc từng câu chữ để không gây phản cảm , chọn lọc những điều mà có thể public....Tôi chưa bao giờ nêu tên họ cụ thể của những Bn Tôi đã gặp trong bài viết của mình.Tôi chưa bao giờ kể lể khó khăn mà Tôi đã gặp phải .
Mà mỗi bài viết đó, là sự kết tinh những gì Tôi trải nghiệm được, chia sẻ với các bạn trong ngành về phương pháp học tập, truyền cho các bạn niềm đam mê với nghề lúc nào cũng rạo rực trong Tôi.Là những điều, mà Tôi muốn các bạn ngoài ngành có cái nhìn đủ, đầy và đúng về ngành y trong cái bối cảnh " hoạn loạn của văn hóa xã hội " hiện nay.
Tôi làm được điều đó, vì Tôi học được từ những người Thầy của Tôi một bài học , đó là : hãy yêu thương và tôn trọng bệnh nhân từ những việc mình làm cho bệnh nhân, từ những hành động nhỏ nhất của bản thân có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân.Và cái việc rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp phải đi đôi với việc học tập kiến thức chuyên môn
Vậy thì, các bạn những người viết báo, khi viết về ngành nghề nào đó, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội : LÀM ƠN, HÃY BỎ CHÚT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC ĐỂ ĐẦU TƯ CHẤT XÁM VÀ CÁI TÂM TỐT CỦA MÌNH VÀO NHỮNG ĐIỀU BẠN VIẾT .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét