Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Chuyện ngành y ( tập 2 )



Điều trị .....

…bs trẻ mới ra trường ( phải chi mới ra đi làm liền kiến thức còn nhớ, tớ đi phiêu bạt một thời gian rồi mới đi làm, đúng nghĩa là tay không vũ khí không giáp đi đánh giặc )

Có những bệnh đã chẩn đoán đúng ,nhưng khi đặt bút xuống kê toa , chưa có kinh nghiệm, nên điều trị theo phác đồ, nhưng vẫn luôn bị chùn lại , trong đầu có hàng loạt câu hỏi, cho thuốc đủ liều lượng ?  phối hợp thuốc như vậy là đúng hay sai, có khi nào mình điều trị quá tay.


Đơn giản là ,phác đồ là phác đồ, mình điều trị trên bệnh nhân cụ thể .

Nghĩ ra được cái toa rồi lại tự hỏi : đã rà soát đủ các chống chỉ định  ( tuyệt đối, tương đối ) của thuốc trên BN chưa ? ( cái này là đau đầu nhất nè )


Bn nam 50 tuổi, mập phì, hút thuốc lá nhiều ( bỏ thuốc được 3 năm ) ,đến khám vì lý do đau ngực, qua bệnh sử và khám,được chẩn đoán là đau dây thần kinh liên sườn .
Bs X : Celecoxib,giãn cơ , PPI, MgB6 /Kobala/Canxi.

Mình thay Celecoxib bằng Dicofenac ,và lý giải Celecoxib gây đột quỵ trên những Bn có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch/ bệnh tim mạch, ECG cả sếp và mình đọc không ghi nhận bất thường, nhưng 1 cái ECG đâu đủ loại trừ bn kh có mạch vành , bn này có YTNC của bệnh lý tim mạch mà ( tuổi và tổng trạng, thói quen sống ) vào viện với lý do đau ngực

Mỗi người có một quan điểm về điều trị, mình không chê bai hay phán xét, nhưng có những vấn đề nên tránh trong điều trị, khi mà những điều đó đã được ghi trong sách ,đã được duyệt qua hội đồng y khoa. Thực trạng  ở bv mình làm, bác sĩ lười đọc sách lắm và đa số bác sĩ ở đó họ làm việc với tinh thần “ bệnh nhẹ điều trị sao cũng được “ [ mình thấy ghê tởm với tinh thần làm việc này ].

Mình có phải là đứa háo thắng và ngạo mạn khi nói như vậy hay chỉ là hơi thẳng tính, và thấy gì bất thường thì mình phơi bày ra ]

Từ ngày đi làm, phải vác về 2 cuốn sách “ Dược động lực học “ và “ Dược lý lâm sàng “ cày mỗi buổi tối  [ đó là lý do vì sao tui thành gấu trúc ] .

BN là Thầy của bác sĩ -  đúng trên mọi phương diện, kể cả điều trị ^^.

Amlodipine và Felodipine cùng thuộc nhóm ức chế canxi, nhưng BN thấy dễ chịu với Amlo khi sử dụng hơn là Felo….


Ngày hôm đó,kho thuốc bệnh viện  hết Amlodipine


BN A, mình khởi phát điều trị sau khi khuyên Bn thay đổi lối sống ( đúng là mới ra trường làm bài bản y như Thầy Cô mình dạy ), bn lớn tuổi, nên mình chọn ức chế canxi, và cho bn Felo uống 10 ngày tái khám, bn quay lại than là uống thuốc vào thấy mệt nhiều hơn, lúc trước HA lên chỉ nhức đầu, bây giờ thấy rất mệt, khó chịu trong người -à tui lúc đó suy nghĩ có khi nào do tác dụng phụ của thuốc , đang nghĩ thì bn đưa ra vỉ amlo nói là , hôm đó uống xong thấy mệt ,  2 ngày sau ,mệt quá, chịu không nổi, đem ra tiệm thuốc hỏi, cô dược sĩ đổi qua amlo, bác ấy uống vào dễ chịu


BN điều trị THA ở phòng khám của bv 01 năm nay, Bn lấy thuốc và tái khám định kì, hôm đó bv hết amlo , mình đổi qua felo , tháng sau bn quay lại, thấy thuốc mới chỉ hết vài viên, Bn nói uống vào thấy người mệt,chóng mặt ,nặng ngực, tự động ngưng felo và mua amlo uống theo toa cũ …mình đã gặp rất nhiều bn như vậy khi dung Felo


mình rất thắc mắc ,không hiểu tại sao cùng một nhóc ức chế canxi, lại có sự khác biệt như vậy ,em xem lại sách ghi nhận có 2 điều khác :


nồng độ thuốc có trong huyết tương sau khi uống thuốc

1. Felo gắn với protein huyết tương > 99%
2. Amlo gắn với protein huyết tương > 90 % 


Nhìn trên đường biểu diễn liều lượng - hiệu dụng của thuốc 

1. Felo như các thuốc ức chế canxi khác ,đó là đường tuyến tính , hiệu quả hạ áp phụ thuộc vào nồng độ thuốc .
2. Amlo thì khác, đáp ứng theo mô hình xoắn : sau khi hấp thu, tác dụng hạ áp còn yếu, nhưng sẽ tăng dần đến tối đa trong khi nồng độ huyết tương đã giảm .

từ đó mình suy luận là : tac dung của felo nhanh và mạnh tức thì, làm giãn mạch nhanh và mạnh, gây hạ huyết áp nhanh, phản xạ tăng nhịp tim, nên một số bn có cảm giác mệt nặng ngực khi uống Felo. Còn Amlo tác dụng yếu hơn ban đầu, nen không gây ha ap quá nhanh, kh gây ra những tc như Felo gây ra trên bn, nhưng tác dụng hạ áp kéo dài, nên HA của bn ổn định cả ngày, nên Bn thấy dễ chịu

Không biết suy luận của mình có phù hợp hay không ? có logic hay không ?


Nhưng để biết thắc mắc, để có suy luận ,là nhờ có BN ^^, chính sự phản ánh của BN về hiệu quả điều trị là cách tốt nhất, nhanh nhất để bạn nhận ra những chỗ khuyết trong kiến thức ,để bù đắp


Những tháng ngày làm việc tại Bv Đa Khoa Biên Hòa .
Ps : ở Biên Hòa có bv Đa Khoa Tỉnh Đông Nai là bv đa khoa tỉnh, và bv Đa Khoa Biên Hòa là bv đa khoa của thành phố bv nhỏ xíu ah cả về hạ tầng cơ sở và chuyên môn.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chuyện ngành y [ tập 1 ]

Những ngày đầu tiên ...

Được va chạm với những điều mà trong sách vở không có ghi chép, va chạm với vô số điều Thầy Cô chưa bao giờ đề cập đến.

Ngày đầu tiên ở vào vị trí mà với mình rất là thiêng liêng và đầy trách nhiệm - bác sĩ điều trị , chẩn đoán được mà không biết kê toa thuốc -  biết bệnh đó cần điều trị nhóm thuốc nào, nhưng không kê được toa vì không nắm được danh mục thuốc bảo hiểm trong bệnh viện,và không biết bv dùng những nhóm thuốc nào , đến lúc biết dùng thuốc gì lại không biết tên biệt dược .

 Lúng túng đến mức không thể diễn đạt bằng từ ngữ nào cho chính xác, vậy mà thời điểm đó không có Thầy Cô, bạn bè hay một anh chị bs nào bên cạnh mình >.< ...những ngày đó thật khủng khiếp - BN nhìn bác sĩ với ánh mắt nghi ngại vì thấy bs còn quá trẻ và có vẻ lúng túng ( mặc dù đã cố gắng hết sức tỏ vẻ bề ngoài đầy tự tin ) - bản thân bs lo sợ mình sẽ tạo ra nghiệp chướng vì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Bn nếu như sự chẩn đoán và điều trị của mình sai - stress nặng sau tuần đầu tiên đi làm

Lờ mờ hiểu thế nào là 2 chữ " chẩn đoán "....

Những ngày sau ,khi quen dần với công việc, ra sức đọc sách hàng đêm , không còn lúng túng khi gặp BN, không còn cảm thấy căng thẳng, có cảm giác mình đang tập đối diện với những thử thách và những điều mới lạ, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào,  cũng là một chẩn đoán nhưng cách thức đi đến chẩn đoán đó trên mỗi BN là rất rất khác nhau ....không biết có gì  sai trái không , khi mình xem  chẩn đoán là cái đích phải đến và hành trình chẩn đoán như là một cuộc du ngoạn khám phá...để không thấy sự nhàm chán trong công việc, để cái đầu của mình luôn làm việc trong thế chủ động ,năng động nhất có thể [  nhưng chưa bao giờ mình xem việc khám chữa bệnh là trò chơi ] , còn điều trị là nghệ thuật kiểm soát, quản lý và kết thúc cái đích đến đó :) .

Lấy một ví dụ để minh họa,  lý do khám bệnh là " choáng "

Chẳng hiểu sao chỗ phòng khám mình làm, có rất nhiều BN đến khám và nói lý do là " tôi bị choáng "
....chuyện thú vị sau đó là làm sao để nhận biết ra chữ " choáng " đó có ý nghĩa gì  và BN thật sự có vấn đề hay không ,hay là đang giả bệnh để vào xin giấy nghỉ :p


[ ngoài lề chút xíu ,cái từ choáng trong dân gian nhiều nghĩa lắm ; choáng = khó chịu ở ngực / chóng mặt/ khó chịu ở đầu / histeria/ giận dữ / xỉu ( mấy cái nghĩa này khai thác được từ bn, khi yêu cầu bn mô tả cảm giác " choáng " của họ ].

Gặp một bn nữ trẻ [ nhớ là nhỏ tuổi hơn mình ] làm nhân viên văn phòng , bạn ấy đến khám bệnh với lý do là choáng , có người dìu vào phòng khám, làm thấy ghê lắm, mượn cả xe lăn để ngồi ,nhìn gương mặt rất bơ phờ, nhìn gương mặt xanh xao [ suy nghĩ  có cái gì đó không đúng ] 

kiểm tra huyết áp thấy trong giới hạn bình thường

bs : chị nói bs nghe xem, chị chóng mặt như thế nào ?

bn :  là chóng mặt chứ là sao nữa (  nói vậy bs bó tay :))  )

bs " mớm cung " cho BN luôn , đặt câu hỏi đóng :  chị có thấy choáng váng ? có thấy xây xẩm ? có thấy mọi vật xung quanh xoay tròn ? có thấy chao đảo? có thấy mình như đang lướt sóng ?....   

bn trả lời " có " với tất cả câu hỏi  ,và

bn :  đó ,tui chóng mặt như vậy đó ( bn nói với trạng thái gắt gỏng )

 cuối cùng bs bực quá hỏi " hiện tại chị có đang chóng mặt không ? 
bn : có " ,

bs :  uh, có, có mà bs thấy chị ngồi tỉnh bơ, lúc bs hỏi, thấy tay chị còn lướt trên màn hình iphone , chóng mặt như vậy bs cũng muốn chóng mặt " =)) ( bs này bá đạo quá ) 

...sau một hồi vặn vẹo, em ấy nói là, em ấy không bệnh ,muốn vào xin giấy nghỉ nên giả bệnh, bs chẩn đoán bệnh gì cũng được, rồi cho cái giấy nghỉ [ lúc đó thấy buồn cho vận mệnh đất nước =)) ]

Gặp một cụ bà 80 tuổi , điều trị THA và ĐTĐ 5 năm tại bv A , bà cụ vào thăm con cháu, mấy hôm vào chơi thấy mệt mỏi trong người, choáng váng .Cháu ngoại cở Bà đi khám, bà tự đi lên pk để gặp bs, bà đến khám với lý do là " dạo gần đây thấy choáng " [ ngoài lề chút xíu ,cái từ choáng trong dân gian nhiều nghĩa lắm ; choáng = khó chịu ở ngực / chóng mặt/ khó chịu ở đầu / histeria/ giận dữ / xỉu ( mấy cái nghĩa này khai thác được từ bn, khi yêu cầu bn mô tả cảm giác " choáng " của họ.

bn : bà hay bị choáng
bs  vẻ mặt đơ ra, ngạc nhiên , bn biết choáng là gì ? 
bs : ngoại nói cho bs nghe, ngoại thấy khó chịu ở đâu ?
bn : cái đầu, khó tả lắm,chẳng biết nói thế nào, có lúc như người cõi trên, cảm giác mình đi mà không chạm đất. có lúc tự nhiên thấy mặt mũi tối xầm lại, người như chúi về phía trước, có lúc chân tay bủn rủn, toát cả mồ hôi "
bs : có lúc nào ngoại thấy người chao đảo, mọi vật xung quanh chuyển động  vòng tròn không nữa 
bn : bà cũng không biết nữa, nhưng có lúc thấy như là ngồi trên thuyền đi ra đảo chơi, người cứ lắc đi nhấp nhô

khám lâm sàng chỉ ghi nhận là huyết áp cao và đường huyết đói cao, không ghi nhận dấu thần kinh bệnh lý ( cũng có thể kĩ năng khám mình về thần kinh yếu nên không nhận ra  )

bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân của " có lúc...." bà cụ vào chơi với con cháu không biết sinh hoạt thế nào( chế độ ăn uống ), BN tự kiểm tra đường huyết và huyết áp, lên xuống thất thường, BN cụ ngại đi khám bệnh và sợ bs ở đây không cho giống toa thuốc đang uống, nên tự ý chỉnh liều thuốc ......bs nghĩ tình trạng của bà cụ có thể do bị tụt huyết áp, hạ đường huyết do thuốc điều trị, nên điều chỉnh lại cách uống thuốc của bn, cho bn một toa thuốc điều trị THA và ĐTĐ theo toa cũ, nhưng thay đổi hút xíu, để bn uống trong thời gian ở chơi với con cháu, dặn dò BN tái khám ở bs đang điều trị cho BN, nhưng trước khi cho toa thuốc,  vẫn chưa loại trừ trường hợp TMMMN diễn tiến chậm hoặc bệnh lý bên nội thần kinh, cũng cho về bv tỉnh khám ở chuyên khoa Nội thần kinh, bs ở bv tỉnh kết luận rối loạn tuần hoàn não, cho thuốc điều trị triệu chứng .


Lúc đó mới thấm cái câu  mà Thầy từng nói  " việc điều trị thì không quá khó với 1 bs , vì bây giờ đã có phác đồ diều trị cụ thể, thuốc men đầy đủ, sách vở hướng dẫn về thuốc về cách điều trị cũng có rất nhiều, cái khó là làm sao điều trị cho hiệu quả, và cái khó nhất đối với bác sĩ là làm sao chẩn đoán đúng bệnh "

...........................................................


Ps : tuần nào mình cũng cắn rứt lương tâm vì để sót bệnh , sót vấn đề của bệnh nhân.

Những tháng ngày làm việc tại Bv Đa Khoa Biên Hòa .


Ps : ở Biên Hòa có bv Đa Khoa Tỉnh Đông Nai là bv đa khoa tỉnh, và bv Đa Khoa Biên Hòa là bv đa khoa của thành phố bv nhỏ xíu ah cả về hạ tầng cơ sở và chuyên môn.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bài học đầu tiên

Hôm nay, quay trở lại bệnh viện Nhi Đồng 1 [ NĐ 1], nghe các bạn trình khóa luận, tự nhiên bao cảm xúc bao kỉ niệm ùa về .

Khoa đầu tiên mình thực tập là khoa Hô Hấp , học ls Nhi vào dịp mùa đông ,nên gặp mặt bệnh hô hấp gia tăng đột ngột - không quên cái cảnh sáng sáng khệ nệ ôm một chồng hồ sơ hơn 30 bệnh trong một phòng chỉ có 10 giường, chặng đường đi từ phòng hành chính đến phòng bệnh thật là gian nan >.< , người nhà thấy bóng dáng áo trắng ôm hồ sơ là họ ùa ra chen chúc ,mình hết bị đầy sang bên này, bị đẩy sangg bên khác, có ngày bị té :(( ,có ngày thì mình đứng chết trân, không làm sao vượt qua biển người để đi đến phòng bệnh .

Nếu có ai hỏi mình " nhớ trại nào nhất " - mình sẽ trả lời " trại hô hấp " không phải vì ấn tượng bởi những điều trên, mà vì rằng nơi đây mình đã có 1 bài học xương máu đầu tiên trong  việc học cách ra quyết định và chịu trách nhiệm về điều đó

" đó là một buổi sáng đẹp trời, ngày cuối cùng mình ở khoa .Chị bác sĩ tin tưởng giao cho trách nhiệm khám và làm hồ sơ, thấy case nào khẩn cấp thì báo chị xử trí liền .Hôm đó gặp một bé 18 tháng tuổi ,nhập viện vì khò khè  trong 3 ngày nằm viện xuất hiện tiêu chảy . mình khám ghi nhận không thấy dấu mất nước .Vẫn tiếp tục phác đồ đang điều trị ..... 15h00 - chạy vào khoa trực ngày cuối -- khệ nệ ôm hồ sơ vào phòng cấp cứu đi khám bệnh với bs trực ...nghe có tiếng ai đó gọi rất thân thương , giật mình quay lại, trời ơi ,mẹ cậu bé đó , nhìn xuống cái giường cậu bé đang nằm ở đó >.< ....tự hỏi đã xảy ra chuyện gì từ 8h- 15h ,vì sao bé được chuyển vào cấp cứu , hỏi mẹ em có bị khó thở nhiều hơn, bị tím tái không ? em đi phân lỏng bao nhiêu lần [ trong khoảng thời gain đó ] , mẹ bé nói là " không "  

 ...lục hồ sơ xem , lý do : chuyển phòng nặng theo dõi shock trên tiêu chảy mất nước ....Mình khám rõ ràng mắt không trũng, dấu véo da không mất chậm , bé không háo hức uống nước...tại sao có dấu mất nước ???....nhớ lại : bé khóc không có nước mắt, hõm nách khô, người bé có vẻ lờ đờ, mạch nhanh ....nhiêu đó đủ chứng tỏ cơ thể đang thiếu dịch ....qua đó mới biết, đợi đến lúc mắt trũng dấu véo da mất chậm, chắc là bé đã vào shock, có những yếu tố khác giúp nhận biết dấu mất nước sớm hơn ....nếu sáng nay chị bs không phải vì vội về trường học,mà ra khám trễ hơn ,thì bé ấy đã vào cơn nguy kịch....". ...hic ,lúc đó tự cảm thấy cắn rứt lương tâm và rất có lỗi .. mẹ của bé không hay biết mình đã mém chút nữa đẩy con của cô vào tình trạng nguy kịch ...cô ấy còn chúc mình học tốt và làm bác sĩ tốt...đến giờ vẫn thấy xấu hổ vì sự sai sót của bản thân.

Mở đầu không mấy thuận lợi, nên đi đến những khoa khác mình bị ức chế, cái cảm giác mình sẽ phạm sai lầm ám ảnh, sờ sợ mỗi lần ghi y lệnh , đến mức run tay mỗi khi đặt bút xuống viết y lệnh - Từ lúc đó mới thấm cái câu nói " Học  kĩ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình . " .

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Một năm sóng gió

Ngày mới là y1 đã được đại ka, hù dọa, 6 năm y khoa được quyết định trong 30p/của mỗi lần thi oral.....không biết đúng không nữa....y6 là năm đặc biệt, mỗi người có một cảm nhận khác nhau .

Năm 6 dễ mà cũng khó nuốt , một năm học rat hay  ho [ đến sặc  'máu " ] >.<

Cái dễ của năm 6,chương trìnn học , có lẽ là năm " nhẹ nhàng " nhất, học có 5 môn ah : tứ đại môn phái +  y  đức, cuối năm được thêm vài giờ học chính trị ^^. Cũng là năm có ít kì thi nhất : 4 lần thi lâm sàng + 4 lần thi lý thuyết + tốt nghiệp lý thuyết hệ nội ngoại + thi y đức + thi chính trị ...có 12 lần đi thi lần 1. Thật sự là ít nhất trong 6 năm học rồi á :)) .

Cái khó của năm 6 - là " bản thân " ...làm thế nào để

.....vượt qua được cái lười đã bị tiêm nhiễm trong 5 năm qua...sinh viênh học dở 1 chút giảng viên có thể châm chướcc cho các bạn giữa 4 và 5v, nhưng sinh viên lười thì không có chuyện 5v đâu các bạn ah.
.....bỏ thói quen xấu khi học lâm sàng :  tụ tập ở khu sv tám hoặc là bác sĩ hành lang . Nói thật, là y nhỏ, đi lâm sàng lơ mơ gà mơ vẫn có thể pass, thi oral của y6 mà không siêng lâm sàng với 2 môn hệ nội các bạn sẽ chết, 2 môn hệ ngoại với sản có thể chết " bất đắc kì tử " , chỉ có ngoại là các bạn có thể sống sót nhưng sẽ mang ít nhiều sự dằn vặt nếu bạn thật sự còn biết thế nào là  " xấu hổ ".
.....biết cách học hiệu quả , mội bệnh viện có một cái " gu " giảng dạy và mỗi thầy cô có phong cách hỏi thi riêng biệt rất là đặc thù. Bạn phải hỏi kinh nghiệm của tiền bối về cách học.  Lúc đi học, phải thật nhanh nhạy nắm bắt được cái mà những điều giảng viên cần ở sinh viên - nói 1 cách hoa mỹ là  chuẩn đầu ra của mỗi giảng viên dành cho sinh viên .

Cái khó nhất của y6 là những kì thi lý thuyết chứ không phải thi oral...rớt lâm sàng thi lần 2, thậm chí lần 3[ đợt 1 của y6 năm sau ] , nếu pass bạn vẫn kịp tốt nghiệp cùng năm với các bạn cùng khóa. Nhưng nếu bạn rớt lý thuyết lần 2,thì xem như là trễ tốt nghiệp một năm. Do đó, phải học thật kĩ  để thi lý thuyết, chú ý từng lời giảng của thầy cô, đọc từng dòng chữ trong sách giáo khoa ] khi đánh đề phải tư tu một chút, đừng quá vội  vàng tick vào câu trả lời , và khi đã chọn phải tự tin vào quyết định của mình.

Ah, cái câu nói " 6 năm y khoa được quyết định trong 30p/ của mỗi kì thi oral " là không đúng, kiến thức là và bản lĩnh tự tin là sự tích lũy của 6 năm , do đó nhìn sâu hơn 1 chút, thật ra đó là năm học để bạn trình bày kiến thức bạn có được,cách bạn diễn đạt những điều đó, qua đó thầy cô đánh giá cái tinh thần học tập, cái trách nhiệm của bạn đối với nghề, xem  bạn đã đạt chuẩn để tốt nghiệp,bạn có khả năng  làm bác sĩ sau khi tốt nghiệp.

Nói thì dễ,làm thì khó lắm đó các bạn y6, phải trả qua năm 6 ,mới thật sự hiểu tấm bằng của trường mình vì sao có giá trị và vì sao sv y khoa luôn được đánh giá cao .Sau khi tốt nghiệp, nếu có không được xếp loại khá giỏi, đừng cảm thấy xấu hổ. Vì để được tốt nghiệp trường y bạn đã phải rất nỗ lực và cố gắng - đó là điều đáng để bạn tự hào trong thời điểm đó. Nhưng đừng ngủ quên trên chiến thắng, cuộc đời còn nhiều điều để bạn phải cố gắng.

Điều cuối cùng, muốn tâm sự với các bạn là "

Y6 học gì nhỉ ?

Học  kĩ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình .

Mình chỉ có nhiêu đó về năm 6 để chia sẻ với y nhỏ.....

Ps :Quan điểm của mình là không cần là một sinh viên ưu tú mà hãy là một người thành công .Khi bạn chiến thắng được chính mình trong những gian khó là bạn đã thành công ,khi bạn đạt được những mục tiêu mà bản thân đưa ra là bạn thành công, khi mình thành công mình có quyền tự hào về điều đó .

ngưỡng cửa cuộc đời

Cái thuở mới đậu đại học, mình đã nghĩ cổng trường đại học là nơi bắt đầu cho ngưỡng cửa cuộc đời..Nhưng mình đã lầm, thời học sinh hay sinh viên vẫn là ngồi trên ghế nhà trường, trong vòng tay của thầy cô và bố bẹ...vẫn chưa phải là bước vào đời .

Ngày tốt nghiệp đại học, cứ như là chim sổ lồng, được hơn 1 tháng nhận ra cuộc sống  này sao phũ phàng, từng ước mơ đang bị nó vùi dập >.<.

Có 2 vấn đề tồn tại

1. Một mớ chứng chỉ cần được bổ sung gấp, mà đây chỉ là chuyện nhỏ, 6 năm gian khổ còn pass, huống hồ mấy chứng chỉ cỏn con về mặt hình thức.
2. câu hỏi lớn : mình là ai và mình cần gì trong cuộc sống ? trả lời không được, thì vẫn mãi bơ vơ ,lơ lửng giữa bể đời.

Ngày xưa, su huynh nói, em lo định hướng cho  mình một chuyên khoa , mình còn bướng bỉnh trả treo lại "  từ từ anh ơi, tốt nghiệp xong rồi tính " .Uh ,thì tốt nghiệp xong rồi đó....mà đến giờ vẫn chưa tính được chuyện gì @.@ .Kế hoạc A, phương án B, đến những phương án dự trù C<D<E<F....,từng ngày từng ngày bị bốc cháy :(( ...nản, thật sự là nản vì đứng giữa các ngã rẽ mà chẳng biết quyết định thế nào.

1... thì nhiều tiền, nhưng lại đi ngược đường lối lý tưởng của mình....điểm cốt yếu để mình không quyết định là : lợi nhuận đi đôi với rủi ro, mà là tỉ lệ thuận nữa chứ ...mà nếu chỉ vì tiền nhiều mà quyết định, dễ làm nô lệ của nó lắm .mà chân lý của riêng mình, với đồng tiền chỉ cho phép em đồng tiền là phương tiện để thực hiện những điều muốn và cần làm trong cuộc sống, chứ không cho em nó quyền quyết định.

2... thì ổn định...nhưng nói thật mình sợ 2 chữ ổn định, có lẽ không phù hợp với tính cách của mình .ổn định trong yên bình càng nguy hiểm với mình.Mình thích mội trường đầy thử thách để mình trải nghiệm , một cuộc sống có áp lực và giông tố 1 chút [ có lẽ 6 năm qua sống như vậy, nên đâm nghiện cái mội trường như thế - thật là quái đản ] để mình lao vào nó và chiến đấu, cho dù có  thất bại thì ít ra mình cũng được sống với đúng bản chất của mình

3...quê hương....nhớ năm xưa ,mình hô khẩu hiệu sống vì quê hương ,làm việc vì quê hương, về với quê hương mới đúng là người yêu quê .Haiz, quan điểm đã thay đổi đôi chút, có nhiều cách để giúp đỡ quê nhà, mà không cần thiết phải về quê làm.Vd: đem ngoại tệ về đầu tư vào những dự án phát triển quê hương là được....mà mình cũng không thể về quê, cái số của mình là phải xa nhà ,mới thành đạt , số chân đi chân nhảy, ở yên 1 nơi không lành .Nó đùa cho vui,chứ lý do  chính  không về, là một đứa sv cùi bắp và củ chuối như mình về quê làm chỉ hại bệnh nhân, không thể để 1 gia đình nào đó rơi vào hoàn cảnh như mình.Mình phải ở xa, ở gần những núi thái sơn và những cây đại thụ trong nghề , hấp thu tinh túy và tinh hoa , để phát triển đến một mức vững chãi nào đó, mới dám là một tiểu vũ trụ trong cuộc sống

4... là mơ ước, nhưng đặt tay lên ngực trái tự hỏi trái tim hỏi não  " mày có thể cùng tao thực hiện ước mơ đó không ? " thì cái não " im lặng "...và đóng băng đến giờ; khi não hỏi trái tim " mày có đủ nghị ;lực và sự kiên trì để theo đuổi ước mơ đến cùng " , trái tim đập từng nhịp mạnh tăng dần về cường độ...rồi .... Đến giờ vẫn không hiểu mình sợ điều gì, mà không dám thực hiện ước mơ đó ...cái sự bản lĩnh của mình mất đâu rồi.Thật ra, có 2 loại mơ ước : lý tưởng và thực tế. Mình đang suy nghĩ theo chiều thực tế, mà nên như vậy, trước hết là tồn tại , sau đó mới là sống .

Đau đầu và hại não, lối đi nào cho những sv mới ra trường như mình ....

Cuối cùng ,em nó quyết định ,làm bất kì nghề lương thiện nào có thể làm được, để kiếm tiền  xây dựng ước mơ .Ngưỡng cửa cuộc đời đã có lối đi ,kế hoạch 6 năm lần thứ 2 bắt đầu..

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

K


K - ai học y chắc sẽ hiểu K là gì ?

Lần đầu biết K, lúc đó nó học lớp 8 , biết qua câu chuyện của ông ngoại , lúc đó ông ngoại ho nhiều lắm ho đến mức gầy sọc người đi ấy chứ, ông đi khám ở bv tỉnh, đến bv lớn trên sg....mẹ nói với nó , bác sĩ nói ông bị lao  ...sau một tuần uống thuốc, ông ho ra máu ...bố đưa ông đi khám ở bv Ung Bướu , bác sĩ nói ông bị ung thư phổi , ngày 28/04 ông được phẫu thuật ....mổ ra rồi đóng lại, vì đã di căn toàn bộ 2 lá phổi :( ...ngày 02/05 ông mất ....bà ngoại nói "  nếu không mổ ,có lẽ không mất sớm đến như vậy , ung thư để yên ,không can thiệp biết đâu lại sống được lâu "... câu nói đó đã ám trong đầu nó một thời gian dài, ah , ung thư là căn bệnh không thể chữa được, và tốt nhất là để yên .

Lần thứ 2 biết K, là qua những bộ phim tình cảm của xứ Kim Chi , 10 phim nó xem, là 10 phim có bệnh K, K đủ muôn hình vạn trạng : ói ra máu, ho ra máu, chảy máu mũi, đột ngột xuất bất tỉnh, gầy sút xanh xao....có những cái kết nhân vật chết ( có vẻ thực với cuộc sống hiện tại như sự ra đi của ông ) ,có những cái kết ,K giai đoạn cuối ,vẫn sống [ như một phép màu trong cuộc sống, điều kì diệu trong y khoa ].....nói chung chỉ cần có 1 triệu chứng nào đó, nhân vật có triệu chứng đo đi khám và được chẩn đoán là K ...K trong điện ảnh thật dẽ phát hiện .

Lần thứ 3 biết đến K, là lúc nó đang ngủ gật , gục lên gục xuống trong gd đại học kinh tế , Cô gọi cho nó và nói " Thầy bệnh nặng "  -[ thầy Phát ] - nó chạy từ Sg về Bh thăm Thầy ...Thầy giấu không cho nó biết bệnh , lúc nó dắt xe đi về,Cô len lén nói cho nó nghe Thầy bị ung thư phổi ....đau , suy nghĩ trong đầu nó lúc đó ,là Thầy rồi cũng sẽ như ông nó, đi xa mãi mãi, nó chỉ mong, điều đó đừng đến quá sớm, nhưng khi nhìn thấy Thầy đau đớn....nó lại ước gì cái sự đau đó đừng tồn tại hoặc chấm dứt thật mau ...2 tuần sau, Cô gọi và nói " Thầy đang uống thuốc nam, Thầy khỏe lắm, đi dạy lại được rồi " , nó về lần nữa, và đúng là Thầy khỏe thật, Thầy đi lại được, kh nằm bẹp một chỗ, da hồng hào , nói nhiều như xưa....1 tuần sau đó, Cô gọi và nói " Thầy mất rồi, con ạ "....

Câu chuyện của ông và sự việc Thầy không điều trị tại bv , làm nó suy nghĩ ,y học đã bó tay với K .Thầy uống thuốc nam, khỏe, nó suy nghĩ, đông y , dành cho K một con đường chết ....nhưng khi Thầy mất, nó tin rằng , K thật là bất trị , thật là bí hiểm và thần quái, chẳng biết đâu mà lường, xuất hiện thế nào, điễn tiến ra sao, lúc thì nhẹ nhàng âm thầm, lúc thì đột ngột quá nhanh.[ sau này nó mới biết, bv nói thời gian sống của Thầy tính từng ngày, Thầy đã ở giai đoạn chỉ có thể điều trị triệu chứng ,giảm đau :( , nên bv trả về ].

Bẵng đi một thời gian nó còn nghe gì về K liến quan đến những ngưới nó biết, dường như suy nghĩ cảm xúc, của nó về K cũng lặng dần theo thời gian .

Năm 1, năm 2 đại học y, K dường như mất khỏi cái đầu của nó, không tì vết .

Năm 3, 4 nó lại được nghe về K [ lần thứ 4 ] , trong một định nghĩa " Bệnh này là sự phát triển không bình thường của các tế bào tại 1 cơ quan nào đó trong cơ thể, có xu hướng tăng sinh nhanh chóng về số lượng một cách không kiểm soát được tại chỗ và có khả năng di căn sang những tế bào khác thuộc các cơ quan khác . [ nôm na dễ hiểu, người ta hay gọi K là ung thư ].

.... K lần này xuất hiện trước mắt nó phức tạp và rắc rối quá, nào là tế bào, di căn qua máu và hạch bạch huyết , nào là chất sinh ung .... [nó nhớ ông ngoại và Thầy ]...nó đi bệnh viện, èo, sao mà toàn là K trong bệnh viện , đi từ Ngoại khoa đến Nội khoa...bất chợt nhận ra, hóa ra K tồn tại trong cuộc sống nhiều lắm , nhiều lắm lắm luôn ,nó có thể gặp K ở người già như ông của nó, ở lứa tuổi trung niên như Thầy của nó, ở người rất trẻ như cậu bé Bn nó khám bệnh,gặp ở cả những em bé còn rất nhỏ mà nó đã gặp bên bệnh viện huyết học,  K có thể gặp ở nam hoặc nữ ....mà hình như có tính gia đình, mỗi lần gặp người có K, là hỏi luôn trong gia đình có ai có K [ có một số K có tính gia đình ].

 Ai cũng có thể gặp K , nhưng người có yếu tố thuận cho K xuất hiện thì tần suất gặp K sẽ cao hơn những người khác.K có thêm tên gọi đi kèm, tên gõi đó được đặt tên theo loại của tế bào hoặc cơ quan nơi K xuất hiện. Nếu một khối K lan rộng ra (di căn), thì khối u mới mang tên giống với tên của khối u nguồn gốc (đầu tiên).

Khi là sv y, sự xuất hiện của K, lần gặp K trở lại, nó không còn ngu ngơ ,ngờ ngệch như xưa ( không hẳn là biết rõ ) ,nhưng nó biết về K .

Năm 4 , một lần nữa nó thầy K trong Thím :( .... K thật ghê gớm, K có thể làm cho 1 người phụ nữ ngoan cường [ đã từng rất vững chãi trên chiến trường khốc liệt, đã rất mạnh mẽ trong cuộc sống ] phải quỵ xuống, phải yếu đuối :( .Thím không đau như Thầy, nhưng Thím cứ yếu dần...mình nhìn thấy K, mình thấy nó đang làm gì với người thân của mình đó, bác sĩ cũng đang giúp thím mình trị nó đấy ....nhưng sao nó vẫn không mất hoàn toàn, mà chỉ là tạm ngừng cuộc chiến , chẳng biết đến khi nào nó lại bùng dậy, hành hạ người thân của mình ...nó chưa làm thím gục, thì thím cũng sẽ gục vì bao áp lực nó gieo xuống, gục vì sự hi vọng cứ sụp liên tục .... hàng ngày, hàng ngày, Thím phải vật lộn với K, để giành lấy từng giây phút sống.

Ngày nó còn nhỏ ,K đơn giản là một chữ cái trong bảng chữ cái, lớn lên 1 chút, thì K là chữ cái nguy hiểm , lớn lên 1 chút nữa từ K là cách gọi cho một loại bệnh nguy hiểm , lớn lên 1 chút nữa, nó nhìn ra K đã dành những người thân của nó về với K, lớn lên 1 chút nữa nó biết khi nó ghi cái chẩn đoán nào mà có K trong đó, cũng giống như nó ghi một bản án tử hình mà không biết ngày nào người mang bản án đó sẽ...lớn lên 1 chút nữa,nó hiểu cuộc sống thật bất công, vì  K đã đến gặp những người mà K nên không bao giờ biết đến họ...lớn lên 1 chút nữa nó hiểu ra ,K có thể tồn tại , không thể bị tuyệt chủng trong cuộc sống, nhưng  K đã xuất hiện mà không thể loại trừ được K - thì Kvẫn là sự thất bại đối với y khoa .

K làm nó hiểu ra ...

" Bản chất của cuộc sống là nỗi ám ảnh
Bản chất của con người là điều kì diệu
Bản chất của y khoa là không có điều kì diệu . "


Nhưng có những lúc K cho nó biết, cuộc sống tồn tại những phép màu, điều kì diệu luôn tồn tại...bởi một điều đơn giản, sức sống của con người rất mãnh liệt .

Ps : nhưng giờ nó cũng chỉ biết cầu nguyện cho những người thân và cô bạn đang gặp K .

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Tác phẩm văn học về y khoa

1.NẾU EM KHÔNG PHẢI LÀ GIẤC MƠ
Tác giả  : Marc Levy 
Không hiểu sao đọc truyện này xong kh có chút ân tượng hay điều gì đọng lại trong tâm trí của mình. Chỉ thấy được 2 điều là  , xét về nội dung tình cảm - thì thấy  tình yêu của 2 nhân vật chính , xét về nội dung khoa học : viễn tưởng quá, cuộc đời thật làm sao có được ... một câu chuyện tình yêu giữa một người thật và một hồn ma ( giữa từ hồn mà và từ linh hồn dùng từ nào chính xác hơn nhỉ ??? ) mà có thể xác đang trong trạng thái thực vật


2.KHÔNG CÓ GÌ LÀ MÃI MÃI


Dịch từ nguyên bản: NOTHING LAST FOREVER,
Happpes Collins Publisher xuất bản, New York, 1-1995

Tác giả : Sidney Sheldon

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n3n1nqn31n343tq83a3q3m3237nvn

truyện kể về cuộc đời của 3 nữ bác sĩ nội trú , qua đó  mô tả cuộc sống gian khó của bs nội trú trong mội trường làm việc- một bệnh viện cũng như một xã hội thu nhỏ ...bên cạnh những khó khăn về chuyên môn, còn đầy rẫy những " cạm bậy " >.

 " Đừng cắt ngang lời tôi. - Barker cáu kỉnh. - Các vị đã sử dụng quá nhiều lời chứng của những kẻ ghen tức nhỏ nhen để công kích một phẫu thuật gia xuất sắc. Cô ấy…
- Chờ một chút… - Venable bắt đầu cuống - Có đúng là chính ông đã phê phán bác sĩ Taylor nặng nề đến mức cô ta đã định rời bỏ bệnh viện Embarcadero không?
- Phải?
Gus Venable cảm thấy dễ chịu hơn.
- Vậy thì sao ông lại cho rằng bác sĩ Taylor là một phẫu thuật gia xuất sắc.
- Bởi vì đó là sự thật? - Barker quay về phía Paige và khi ông nói, dường như trong phòng xử án chỉ có hai người. - Chỉ có một số người sinh ra để làm bác sĩ. Cô là người trong số hiếm hoi ấy. Ta biết ngay từ đầu khả năng của cô. Ta đã nghiêm khắc với cô có lẽ là hơi quá, bởi vì ta trông đợi ở cô rất nhiều. Ta nghiêm với cô để cô nghiêm với bản thân mình hơn. Ta muốn cô thật hoàn hảo vì trong nghề của chúng ta không có chỗ cho sự sai lầm. Không thể.
Paige nhìn ông, đầu óc cô chao đảo. Mọi việc xảy ra quá nhanh và quá đột ngột.
Phòng xử án ồn ào.
- Ta không thể để cô rời bệnh viện được. - Bác sĩ Barker nói nốt câu nói dở…

3.THÀNH TRÌ 

Tác giả : Archibald Joseph Cronin
http://tamhoncuagio.blogspot.com/2009/10/thanh-tri.html

4. NHỮNG NĂM ẢO MỘNG

Tác giả : Archibald Joseph Cronin

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4ntn0n0n31n343tq83a3q3m3237nvn
cuốn truyện này nè, mỏng dính ah, chắc ngang ngửa với cuốn thực tập nội thần kinh, mà đọc cũng hai ngày mới xong, mà hình như Cronin khi viết truyện, chắc ông ây edit nhiều lần, chắt lọc từng từ ngữ hay sao á, vì cả hai tác phẩm câu chữ nào cũng có giá trị , bỏ đi một từ là thấy nội dung của cả câu, cả đoạn thay đổi  hoàn toàn^.^ .Cuốn truyện này phù hợp với các bạn y6, nội dung cuốn truyện xoay quanh một câu hỏi, sự băn khoăn khi  lựa chọn con đường đi cho bản thân mà bất kì  y6 nào khi sắp rời mái trường Y , tất yếu phải trải qua ^.^ .

5. HẠNG NGƯỜI KHÔNG AI CẦN ĐẾN  

Tác giả : Christian Neeethling Barnand
Xuất bản năm 1983.

Vài dòng về tác giả : Sinh năm 19922, người Nam Phi, bác sĩ ngoại khoa, nổi tiếng thế giới về mổ ghép tim, thành viên hội đồng các nhà giả phẫu Nam Phi, thành viên hội đồng các chuyên gia tim mạch Mỹ, tiến sĩ triết học.
http://tamhoncuagio.blogspot.com/2010/09/hang-nguoi-khong-ai-can-en.html

6.BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU

Tác giả :Kenn Keyse

truyện hơi khó hiểu, nếu như bạn chưa được học môn Tâm thần. Truyện  lấy bối cảnh trong một bv tâm thân, nơi người bệnh được chạy chữa với những nguyên tắc cứng ngắc ,thiếu tình người và thiếu tấm lòng của người thầy thuốc, mặc dù những phương pháp điều trị không sai..... một cuốn truyện đậm chất nhân văn.
Trong truyện có những câu hay lắm ,như  là “Khó có thể thay đổi một cơ chế khi bạn là một người đơn độc. Bạn sẽ yên ổn nếu biết thích nghi với những điều kiện tệ hại đó và hãy quên đi cái tôi của chính mình. Bằng ngược lại, bạn phải rời bỏ nó trước khi nó giết chết bạn”

7.BẮT TRẺ ĐỒNG XANH

Nguyên tác: The Catcher in the Rye Của Jerome David Salinger

http://vietmessenger.com/books/?title=battredongxanh
 nghe Thầy Linh nói, truyện này nói về người trầm cảm...mình chưa đọc cuốn này >.<.


8.TÌNH YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

Tác giả : Archibald Joseph Cronin

http://www.urani.vn/sach/doc-sach/Tinh-yeu-va-uoc-vong_82.html

( mình chưa đọc cuốn này )

Một số tác phẩm mình được các anh chị y lớn giới thiệu cho biết, hôm nào quởn , sẽ tìm đọc

1.Thầy lang -Tadeusz Dolega Mostowics.

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=24798


2.Bác sĩ Zhivago  - Boris Pasternak.

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=25919


3. Con gái thầy lang  - Amy Tan  

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n3n0nvn31n343tq83a3q3m3237nvn

4.Đèn không hắt bóng -Zunichi Watanabe

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n3nvn2n31n343tq83a3q3m3237nvn

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Người ngành y

Người ngành y

Người viết  : cô Nhị Tường .


Những ngày này thấy báo chí trong nước, ngoài nước, các blog, kêu ca về ngành y quá. Nào là “thực trạng đau lòng của hệ thống bệnh viện tại VN, nào là bác sĩ quay phim sex rồi tố tụng nhau, nào là bác sĩ vô trách nhiệm gây chết sản phụ. Đó là đời thực. Còn những tác phẩm “văn hóa” như bộ phim “Chân trời trắng” đang chiếu đâu đó trên VTV thì bị dân ngành y  phê bình là quá đỗi “xúc phạm ngành y”.
Quả thật đôi lúc cứ nghĩ mà run, nếu một mai phải sa chân vào… bệnh viện, mà cuộc đời có ai không phải vào bệnh viện một đôi lần. Nếu chẳng may gặp phải những bác sĩ kém cả kiến thức và  y đức thì xem như tiêu tùng. Nhưng đọc những bài báo, những lời bình phẩm của các em bác sĩ tương lai trên facebook tôi lại thấy mừng. Mừng là vì sẽ có những thế hệ bác sĩ tương lai ra đời với đầy đủ tự tin, tự hào về ngành y và sống trọn với y đức của mình.
Nếu cuộc đời không dun rủi đi theo một con đường khác, chắc giờ đây tôi cũng là “người ngành y”. Không biết thật sự có bao nhiêu người theo ngành y vì hạnh nguyện cứu người, hay có một thời ngành y là ngành dễ kiếm tiền. Tôi theo ngành y vì nguyện vọng của cha mình. Khởi đầu sự học không lấy gì làm thích thú cho lắm, nhưng vài năm học và gắn bó với bệnh viện đã làm tôi yêu mến cái nghề không lấy gì nhàn nhã này. Đã mấy chục năm không cầm đến cái ống nghe hay một cái bơm tiêm nhưng thi thoảng trong giấc mơ tôi vẫn thấy mình ngủ gục trên chiếc ghế dài trong phòng trực và đầu gối lên chồng bệnh án. Mỗi lần nghe mùi cồn thoang thoảng đâu đó là giật mình gợi nhớ ký ức xưa, cái mùi thân quen mang lại cảm giác sạch sẽ mỗi khi dùng cục bông tẩm cồn để chà đôi bàn tay.
Để bắt đầu trở thành một người ngành y, một con người phải trải qua nhiều cảm xúc khác biệt trong đời mình. Cảm xúc đầu đời có thể là một sự ngại ngùng e thẹn, lần đầu tiên tiếp xúc với một mô hình con người trần trụi, từ đó góc nhìn về con người sẽ dần dần thay đổi, theo thời gian, theo kiến thức và sự ngại ngùng dần mất đi, chỉ còn lại là kiến thức, phải nạp vào, nạp vào, càng nhiều và mệt đuối.
Thứ đến, có khi là một cảm giác buồn nôn, và nôn thật. Đó lần lần đầu tiên khi tiếp xúc với máu, với chất thải, với mùi của những vết thương đã nhiễm trùng. Ngày đầu thực hành bệnh viện của tôi là khoa ngoại chấn thương, nơi đó tôi đã nhìn thấy sự đau đớn của con người, đã nghe những tiếng rên khóc và không chịu được mùi tanh của vết thương tấy mủ. Bạn tôi nhiều đứa phải bỏ cơm trưa và có đứa tuyên bố bỏ học. Thế nhưng vài tuần sau là chúng tôi lại bắt đầu quen và thích nghi dần. Khi chúng tôi sang thực tập khoa sản thì có những đứa con trai tuyên bố sẽ không bao giờ lấy vợ, những đứa con gái thì nói chẳng bao giờ lấy chồng là bác sĩ sản khoa vì “mất cảm xúc quá”. Thế nhưng cảm giác háo hức, hồi hộp, nín thở (và đôi khi cùng rặn giúp cho những sản phụ) khi một đứa bé chào đời và oa lên tiếng khóc thì chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện khi mình chọn ngành y này. Có đứa sau ca trực dài nhiều tiếng đồng hồ đói lả đã vồ lấy ổ bánh mì ăn và nhìn lại thấy khủyu tay mình còn vương chút máu sau một ca đỡ đẻ.
Cảm xúc của người ngành y nhiều khi là cảm giác hoang mang và đau đớn. Đó là khi một bệnh nhân mình chăm sóc đã qua đời. Điều đó không phải chỉ là một lần. Có lần tôi chăm sóc nhiều ngày cho một chị bệnh nhân bị lao màng bụng, đêm đó bụng chị chướng lên, đau đớn, chị cầm tay tôi và kêu đau đớn. Thông tiểu, thụt tháo cũng chỉ giúp nhẹ nhàng chút ít, tôi chỉ biết xoa giúp bụng qua loa cho chị. Đêm ấy chị qua đời, sáng hôm sau nhìn cái giường chị trống rỗng mà tôi cứ ân hận điều gì đó dù không phải là lỗi của mình. Cảm giác ấy trở lại một lần nữa nhiều năm sau, khi đã giã từ ngành y nhưng tôi trở lại bệnh viện để chăm sóc cho người dượng bị xơ gan. Có một người cháu ngành y túc trực bên giường bệnh, tôi biết gia đình dì tôi cũng an tâm. Thế nhưng… Không cứu được bệnh nhân, luôn là nỗi ân hận của người ngành y!
Vậy tại sao, ngày nay người ta lại oán trách, chê bai, lên án những người ngành y là thiếu y đức?
Mới đây, một người bạn tôi dù đã gần 50 tuổi, nhưng vẫn còn đi học chuyên tu ngành điều dưỡng. Khi tôi hỏi so sánh thời đi học bây giờ với ngày xưa thì như thế nào, bạn tôi nói, ngày xưa đi học, các bác sĩ giảng dạy đã giảng hết tất cả những kiến thức mình có được cho y sinh, nhưng bây giờ thì không. Thậm chí, có người nói thẳng ra rằng: “thôi không nói nữa, nói hết hôm sau lấy gì mà nói”. Bạn tôi nói: “Ngày xưa vào thời bao cấp, mỗi lần có bóng dáng áo trắng đến là bệnh nhân rất mừng, nên ngày đó tụi mình được thăm khám, thực tập và giỏi tay nghề, còn bây giờ, khi thấy đeo cái bảng xanh thực tập trên áo là họ không cho rờ. Thậm chí muốn hỏi triệu chứng còn phải o bế mua quà cho bệnh nhân nữa”.
Cũng phải thôi, bây giờ những người có tiền vào bệnh viện luôn đòi hỏi một chế độ chăm sóc và bác sĩ tay nghề cao; họ không dám để cho các y sinh có cơ hội thực tập, thì làm sao bọn trẻ có điều kiện học hành chu đáo, và thế là một loạt “người ngành y” ra trường mà không có kiến thức hay tay nghề vững chắc gì cả. Tôi nhớ có lần đưa chị tôi đi mổ ở bệnh viện Từ Dũ, lần đó trong dây truyền dịch của chị tôi có nhiều bọt khí. Ngày còn đi học, những trường hợp như thế này chúng tôi phải tỉ mẩn búng cho từng bọt khí chạy lên phía trên cao. Nhưng hôm ấy tôi nói với một cô y tá, cô này lập tức mở khóa cho dịch truyền chảy nhanh hơn để bọt khí nhanh chóng vào trong mạch máu của chị tôi cho khuất mắt. Ngay lúc ấy tôi hét lên và cô ta phải dừng tay, chị tôi thì gần sốc, lạnh run và choáng. Tôi không hiểu tại sao một bệnh viện lớn như thế lại có cô y tá này học hành như thế nào mà có suy nghĩ và hành động như vậy. Từ khi nói chuyện với bạn tôi, thì tôi đã hiểu, cô y tá đó thiếu kiến thức và thiếu sự thực hành lỗi không hoàn toàn ở cô ấy, mà có thể còn là do sự thiếu hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đi học.
Trên danh sách bạn bè facebook của tôi, có những em là sinh viên ngành y. Theo từng câu status, từng cái note của các em tôi bắt gặp lại mình ngày xưa. Nhiều lúc tôi cũng lo lắng khi thấy các em lo lắng khi bài vở quá tải, thi cử khó khăn, trách nhiệm đối với bệnh nhân. Nhưng thấy các em lo lắng mà tôi mừng, vì cái sự lo lắng hôm nay của các em là y đức của các em mai sau.
Nếu ai có oán trách người ngành y thì trước hết hãy hiểu rằng người ngành y không phải là những con người vô cảm, dửng dưng, mà họ là người phải chịu đựng nhiều cảm xúc trong đời hơn tất cả những người ngoài ngành. Hãy giúp cho họ sức mạnh để cảm xúc đó trở thành thiêng liêng như nghề nghiệp họ đã chọn, xin đừng chê bai và phán xét bằng đôi mắt của người ngoài ngành..


Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Em ...

Tôi " em bệnh lâu chưa "

Em " em bệnh từ nhỏ "

Tôi " là từ lúc nào ,vậy em "

Em " em không nhớ, mẹ em biết đó "

Tôi " em bao nhiêu tuổi, có biết bệnh của mình phải chạy thận nhân tạo mới sống được không ?

Em " em 19 tuổi, em biết, nhưng nhà em không có tiền, ngày mai em xuất viện, mẹ em nói chờ chết "

Tôi  " em có sợ không "

Em  " em không sợ, em chết ,mẹ sẽ đỡ khổ "

Tôi " ......."

mẹ của em - người phụ nữ kiên cường nhưng thật đáng thương : đứa con lớn bệnh nặng và ..., đứa con nhỏ thì SDD nặng, người chồng sau TNGT đã để lại nhiều di chứng ....gánh nặng gia đình đè hết lên vai người phụ nữ nhỏ bé ấy....đã có lúc nghĩ đến chuyện , cả gia đình cùng nhau chết sau đó hiến xác .

bé ấy chỉ 19 tuổi, cả một chặng đường phía trước phải dừng lại vì " bệnh tật ", gương mặt ấy lúc nào cũng mỉm cười, ngay cả khi nói về cái chết.

ngày gặp em, là ngày em cầm trên tay số điện thoại liên lạc với bộ phận nhận đơn hiến xác tự nguyện.

ngày Tôi là y3, khi đang chênh vênh giữa cuộc sống, áp lực của những khó khăn làm Tôi đôi lúc muốn bỏ cuộc....Tôi được gặp một cậu bé chỉ 15 -16 tuổi, ánh mắt sáng ngời niềm hi vọng được sống khi nói về bệnh của mình, ánh mắt chấp nhận chết cũng là một dạng sống khác ....Tôi lặng người, và thấy mình may mắn ,vì mình còn khỏe mạnh, còn được quyền thực hiện những việc lớn, việc nhỏ của tuổi 20 hay hơn thế nữa.

ngày Tôi là y6, như now, Tôi cũng đanh chênh vênh, chông chênh, vì không biết làm sao để đi qua chặng cuối khó khăn này, Tôi lại được gặp một cậu bé khác cũng ở cái tuổi 20 này , vẫn là ánh mắt đó, ánh mắt sáng ngời hi vọng mình được tiếp tục sống, ánh mắt không chút buồn rầu nói về cái chết nhẹ tựa bông hồng.

2 cậu bé ấy , dạy cho Tôi một bài học đó là : nghị lực sống, là sống biết hi vọng và mơ ước .


PS : nghèo không phải là một cái tội, nhưng vì nó mà đôi lúc ta bị cướp đi những quyền lợi khác của một con người - quyền được sống ...nếu nhà có điều kiện, có lẽ ,em sẽ không như thế này ....:(


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

ngày để nhìn lại

OSCE y4 và y6

6 năm chinh chiến thi cử ở cái trường y , chưa bao giờ mình thấy mình thi tốt, nhưng có lẽ cái lần thi osce này là lần thi tệ nhất nhất luôn.

Năm xưa - y4 : ngày đó bước ra khỏi phòng thi, thấy mình tệ , tệ vì không hiểu đề muốn hỏi gì, chứ không phải thiếu kiến thức....

Ngày nay - y6 : bước ra khỏi phòng thi, thấy đất trời sụp dưới chân mình , chưa lúc nào thấy chông chênh như vậy.....lần đầu tiênn đối diện với THLS mà  không biết ắt đầu tư đâu, lúng túng trước ....

thiếu kĩ năng quyết định, thiếu kiến thức....nhiêu đó đủ để không đủ tư cách trở thành bác sĩ :(

Ngày hôm nay nhận ra :

+ cần cù không thể bù thông minh, và trí nhớ, bs kh có cái đầu suy luận tốt thì  tội cho bệnh nhân ....đã bao lần ự nhắc nhở, cái đầu kh phải chỉ để đội mũ :((

+ mình học để trở thành bác sĩ hay học vì tấm bằng của trường y khoa :( .

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Trước ngày thi ....

Nhỏ đang stress, rất stress....uh, ai cũng nói chỉ là thi Ngoại mà nhỏ làm như thi Nội ...

Nhỏ đâu còn thiết tha điểm số, nhỏ quan tâm đến điều khác....ngày mai,nhỏ đối diện với một người - có sức ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của nhỏ sau này, sự nghiệp của nhỏ sẽ quyết định sự thành công của cái lý tưởng mà nhỏ đang ấp ủ  . Ngày mai, nhỏ cần phải làm tốt,không phải vì sợ xấu hổ với y3 mà muốn chứng mình cho y3 thấy siêng năng lâm sàng luôn luôn là một điều đúng và cần thiết .. ..vì nhỏ không muốn những cố gắng của nhỏ trong 8 tuần qua đổ sông đổ bể....

Nhỏ chẳng siêng năng đi trực như trước, nhưng nhìn y3 đi lang thang, không có thái độ tích cực trong học lâm sàng, nhỏ thấy xót xa, trước đây nhỏ từng như vậy, nhỏ cù bơ cù bất phải mất gần 1 năm nhỏ mới ý thức được cái gì cần học ,cái gì không , học như thế nào ....nếu được chỉ bảo sẽ không lãng phí thời gian vô ích....nhỏ đi trực vì y3, học cho nhỏ ,và học vì y3 nữa, nhỏ muốn các em tốt hơn nhỏ, vì các em rất giỏi , chỉ cần có 1 định hướng trong học tập, giúp các em xây dựng niềm đam mê và duy trì sự yêu thích, các em sẽ học rất tốt .

Nhỏ siêng năng đi trực, vì nhỏ biết mình không có cơ hội quay lại học những kiến thức cơ bản đó, nhỏ siêng năng đi lâm sàng, vì nhỏ muốn bù đắp kiến thức mà nhỏ không có khi nhỏ còn là y nhỏ.

Ngay từ lúc bốc thăm nhỏ biết đã có sự bất công, khi các bạn chọn bệnh án thi ,nhỏ cũng thấy trong đó 1 sự bất công ....những người siêng năng như bạn N, Tr, được điểm số như thế nhỏ rất phục....các bạn như B, V được điểm như thế nhỏ phục....nhưng vẫn còn có rất nhiều người lazy nhưng điểm lại rất cao nhờ may mắn nhỏ thấy bất công cho mình [ phải chăng trong nhỏ đang có 1 sự đố kỵ, nhỏ chợt hiểu ra học giỏi chưa chắc đã thành công, sự thành công đôi lúc lại được những cái gọi là kĩ năng sống quyết định trong đó bao hàm cả sự thiếu trung thực :( ,và ngây thơ cũng là 1 cái tội , tội lỗi với chính bản thân mình ].

Nhỏ đang stress vì đố kỵ, stress vì ngày mai không biết mình sẽ trình diễn bệnh án thế nào ....tại sao những điều này lại xuất hiện trở lại trong đầu nhỏ, từ lâu lắm rồi...không phải nhỏ đã tập " nhìn ngang " trong cuộc sống rồi ah.

................

Học Y cực thật, không chỉ riêng môn Nội , mà nhỏ thấy  bất kì môn nào nếu chịu học đàng hoàng cũng sẽ rất khổ và khó ..Có lẽ vậy mà đến môn nào, nhỏ cũng đã cố ép tâm lý mình phải đậu đối với những môn khó, và đạt điểm cao đối với những môn dễ hơn,  trong những ngày mới bắt đầu đi thực tập để rồi áp lực đến ăn không ngon, ngủ cũng không yên, rồi học cũng khó có thể thông suốt được. Vấn đề ở đây, nhỏ có thực sự chấp nhận đánh đổi khi đứng giữa sự lựa chọn điểm số và kiến thức trong thời gian có hạn , khi mà năng lực của bản thân cũng có hạn.

Cuộc thi ngày mai diễn ra như thế nào....nhỏ cũng sẽ chấp nhận,nhỏ không hối hận về 8 tuần qua, không hối hận về sự lăn xả của mình,mặc dù  nhỏ chẳng làm được gì cho Bn ,còn để một Bn trở nặng, nhỏ chưa giúp được gì nhiều cho y3, và kiến thức của nhỏ vẫn ì ạch....nhưng nhỏ đã cố gắng hết sức. Đặc biệt là nhỏ không đánh mất chính mình vì điểm số, dù có thế nào,nhỏ vẫn trung thực với kì thi.Vì với nhỏ ngay từ lúc là sv mà đánh mất đi điều đó thì khi ra trường sẽ còn đánh mất nhiều giá trị khác của bản thân.

Vì vậy, ngày mai thoải mái đi thi , nếu rớt chỉ thì chứng tỏ 1 điều, chúng ta chưa xứng đáng làm 1 BS, và chúng ta bớt hại đi nhiều bệnh nhân do sai sót của mình.... nếu điểm thấp sau bao cố gắng, chứng tỏ năng lực của mình chưa chín muồi cần phải rèn luyện thêm ^^ .



Nhỏ còn khù khờ trong cuộc sống quá, còn thiếu bản lĩnh quá.....đến bao giờ nhỏ mới học được  1 điều : tự tin vào bản thân.