Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Gây Mê Hồi Sức

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Ecec, lúc ở Bình Dân chẳng thấm thía gì điều này hết á, đi rùi lại thấy nhớ, chí ít cũng ở đó cả tháng trời mà.

Hôm qua thi xong gây mê, tính là về viết note, thấy nhớ phòng mổ và có một số việc chưa làm nên chạy xuống đó.Về nhà, tính viết note, lại mắc đi qua Gia Định, cuối cùng là đến ngày hôm nay mới viết note được.
Cũng như những lần trước, sao đợt đi này mình làm bài thi nào cũng kh trọn vẹn, thiếu trước hụt sau( cũng may là trong giai đoạn tâm trạng không ổn định, mình kh đi nội, chứ kh chắc chết).

Đi hai tuần học 10 bài, học xong thi xong, kh biết nhiêu đó kiến thức về gây mê tồn tại được bao lâu trong đầu mình, hay là ở lại với thầy cô hết.Lúc học ở gd , thấy chán môn này kinh khủng, kh hiểu sao đi lâm sàng, bắt đầu thấy tầm quan trọng của GMHS( tiếc là mình kh có niềm yêu thích với gây mê,nhưng vẫn sẽ học vì đó là điều cần, ah mà trong ngành mình, có môn học nào là không cần đâu), ý thức hơn trong việc học của mình.

Sáng ra, học lý thuyết ở phòng học hơn 30 phút, là xuống phòng mổ phụ các anh chị kỹ thuật viên chuẩn bị BN, gắn máy đo huyết áp, gắn điện cực, gắn cái đo Sp02, sau đó “ đứng không” và “quan sát” đến hơn 11h, hai tuần lặp đi lặp lại công việc đó; cũng may là còn được đi chích vein cho BN, để giữ đường truyền dùng để truyền dịch trong lúc mổ và hồi sức.Hôm nào may mắn, được mấy anh chị cho đặt “ ½ NKQ”, cũng vui vui.

Quan sát cũng có cái vui, theo như lời một chị trong bộ môn, quan sát để xem người ta làm sai chỗ nào, đúng chỗ nào để mình rút kinh ngiệm cho bản thân; ecec, có biết cái gì đâu nên làm sao biết người ta đúng hay sai.Cho nên quan sát, ghi nhận, ghi nhớ để trong đầu sau này sẽ xem lại người ta làm sai chỗ nào hay đúng chỗ nào.Giống như bạn Hằng, phẫu trường cuốn hút mình hơn là cái monitor của máy gây mê; cái tiếng xèo xèo khi cầm máu cuốn hút mình hơn là tiếng “ tít” phát ra từ máy gây mê,” mùi “ bốc lên từ phẫu trường cuốn hút mình hơn là “ mùi” của thuốc gây mê á.

Kinh nghiệm thi cử là học những gì được dạy trên lâm sàng, đừng ôm cuốn lý thuyết học nhiều quá.Xuống phòng mổ, ghi chép lại tất cả những thuốc có trên xe thuốc, trên xe thuốc kh chỉ có thuốc gây mê mà còn có thuốc cấp cứu nữa, xem qua cho biết, cho có ý niệm về nó, kaka.

Cứ tưởng đi gây mê sẽ kh có gì làm mình nhớ hoặc ấn tượng, nhưng thật ra là rất nhiều:

Một cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, muốn thành công phải có sự hòa hợp nhịp nhàng giữa các “ partner ” …..tất cả là một "equipe" chịu trách nhiệm chung về sức khỏe sinh mạng của BN.

case phòng số 2, thú thật là case tử vong đó làm mình bị shock, shock nhất là lúc nghe báo cáo lại ở buổi giao ban toàn bệnh viện, và bài tường trình của bà chị gây mê ca đó do bạn Hằng kể lại.Kh hiểu sao ca đó ân tượng mạnh đến mình như vậy, nó làm mình lung lay cái niềm đam mê với ngoại lồng ngực.Mình chỉ quan sát, cũng không tham gia gì trong ca phâu thuật đó, nhưng lúc chứng kiến kết quả của nó , mình lại thấy sợ, chả biết sợ điều gì, chỉ biết nỗi sợ không định hình định tên đó đã xuất hiện trong mình.Chợt nhớ đến câu nói của thầy Trọng “ chúng ta sẽ đi qua nhiều nghĩa địa trong quá trình hành nghề, ai cũng vậy, làm sao đừng để số nghĩa địa đó quá quá nhiều.”

Ngày cuối cùng ở gây mê, lúc đó mình lật ngược cái thẻ sinh viên lại, anh bác sĩ tưởng mình là lớp điều dưỡng học gây mê, nên cái thái độ cũng thật là kỳ.Mình hỏi về case phẫu thuật đó, anh ấy không thèm trả lời, nếu anh ấy bận rộn mổ kh trả lời mình cũng kh thấy lạ, đằng này họ vừa nói với anh y6 kia về bệnh đang mổ, cái mình hỏi cũng là cái mình thắc mắc khi nghe anh ấy nói, trả lời y6 mà kh thèm trả lời mình; lúc đứng xem anh ấy mổ, anh ấy nhìn mình với anh mắt bực mình.Luc sau mình trở cái thẻ sv lại, anh ấy biết là y4 thì thái độ khác với lúc đầu.Thấy bực mình quá.Lúc trước có , một người em làm hộ sinh, nói với mình, các bác sĩ rất là xem thường, điều dưỡng, hộ sinh,những người không được gọi là bác, lúc đó thấy e nó bực mình và bức xúc, mình kh hiểu hết cảm giác đó.Ngày hôm đó, đứng vào cái vị trí đó, thì hiểu rùi.Uh, cho dù là ai đi chăng nữa cũng phải biết tôn trọng người ta, trả lời hay kh trả lời cũng phải ứng xử theo phép lịch sự thông thường chứ.Đâu phải chỉ co bác sĩ và sv hệ bác sĩ, dược sĩ mới có quyền biết tìm hiểu kiến thức đâu, nhưng người khác cũng có quyền có cái nhu cầu đó chứ.Tất nhiên là câu tra lời sẽ khác nhau với từng đối tượng khác nhau.Sự việc ngày hôm đó, khiến mình tự nhắc mình phải học cách ứng xử trong cuộc sống, phải biết cách ứng xử sao cho đúng với chữ “ bác “, làm một bác sĩ tốt kh dễ chút nào hết á.

Thầy Chừng, lần trước chat với một ông anh quen qua facebook, anh hỏi em thấy thầy thế nào, mình nói với anh , mình thật kh hiểu những hành động của thầy.Anh ấy nói, mình cứ nghẫm nghĩ đi, thầy làm gì cũng có lý do.Uh, mấy hôm nay cũng nghĩ, đúng là cái gì cũng có lý do.Tự nhiên thấy quý thầy hơn, đúng là thầy, mỗi người một vẻ, mỗi cách điềm chung là truyền đạt hết cho chúng ta những tâm huyết của họ.

Thầy thường hỏi “ em nói thử xem bạn này có bao nhiêu phần trăm là nam hay là nữ?” câu hỏi ,vui nhộn và khó hiểu nhỉ, câu trả lời cũng vui “ trả lời tùm lum, phải kiểm tra nhiểm sắc thể mới xác định chính xác giới tính” kaka; ý nghĩa ẩn sâu trong đó là thầy muốn nói kh có cái gì là tuyệt đối, hình thức kh phải lúc nào cũng diễn đạt hết cái nội dung nó chứa đựng.Giống như đi lâm sàng, một triệu chứng có thể nổi bật lở bệnh này nhưng kh nổi bật ở bệnh khác.Nhưng mình cũng đâu có thể dựa vào độ nhạy hạy độ đặc hiệu của nó để mà đưa ra chẩn đoán, còn nhiều yếu tố khác kèm theo nữa chứ, đến đây mới thấy trong cái ngành của mình kh có cái gì giữ vai trò quyết định, mà chỉ đóng vai trò quan trọng.Tùy từng trường hợp cụ thể, nò sẽ là quyết định hay quan trọng.

Nhiều lúc thầy đặt câu hỏi, trả lời xong thầy nói trả lời tùm lum, chưa biết thì nói là chưa biết.Trong cuộc sống này được mấy người dám nhận là mình chưa biết, mình thấy mọi người có xu hướng giấu dốt nhiều.Trong cái ngành của mình mà giấu dốt là một trong những điều rất tệ hại,hậu quả mình kh gánh mà BN hứng chịu.Bản thân mình cũng vậy, trước đây có mấy khi mình thừa nhận mình chưa biết cái này cái kia, thường là im lặng về tự tìm hiểu.Now thấy hành động đó thật là ngốc ngếch, cuối cùng thì cũng biết nhưng mất nhiều thời gian đôi lúc mất phương hướng.Khi thừa nhận, mình sẽ nhận được câu trả lời, tiết kiệm được mội ít thời gian, chỉ tốn ít ít thời gian check lại câu trả lời.
Thầy luôn nói bọn mình trả lời tùm lum, kh phải câu trả lời của bọn mình sai, không thuộc bài, mà la do cách bọn mình dùng từ, cách nói chuyện kh đúng.Tóm lại là sử dụng tiếng Việt chưa chuẩn.Nói mà kh chuẩn thì nói ai nghe.Now còn được sửa sai, sau này có ai sửa cho đâu.

Thích nhất là việc thầy bắt bọn mình phải dự giao ban bệnh viện, kh chỉ học được các trường hợp bệnh mà còn học được cách giao ban để sau này đi làm còn biết.

Nhắc đến giao ban bệnh viện, nhớ đến buổi giao ban ngày thứ ba của tuần thứ hai đi gây mê.Kh biết đó là giúp nhau tiến bộ hay đang sát phạt nhau, không khí căng thẳng quá, giống như là hai chiến tuyến đang bắn tỉa nhau vậy á.Những người khác, người thì lắng nghe, người thì làm việc riêng.Bắt lỗi nhau từng chút một chứ có phải chỉ cho nhau thấy cái sai để cùng sửa.Trường hợp phòng số 2 thì kh thấy ai đề cập đến để sửa sai, để rút kinh nghiệm. Tự nhiên lúc đó nhớ đến 12 chữ của thầy Việt ở cột sống B “ giang hồ hiểm ác, họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai ”………cái ngành của mình cũng kh thoát khỏi cái vòng xoáy chung của cuộc sống là “ tranh giành và đấu đá”. Haiz, nếu “ hội chẩn kh phải là để chia sẻ tội ác”, thì “ giao ban không phải là để sát phạt nhau” mới đúng.( Hic, trường hợp phòng số 2 thì kh thấy ai đề cập đến để sửa sai, để rút kinh nghiệm.Hôm đó thích nhất câu chốt của bác giám đốc hay phó giám đốc bệnh viện về sai sót xảy ra trong xử lý hai bệnh đó là “ phạm phải sai lầm ở những kiến thức cơ bản”).

Đợt này đi có nhiều kỉ niệm với hai bạn của lớp bồi dưỡng gây mê, bạn Trang và bạn Thảo.tiếc là ngày cuối Thảo ra trực nên,mình kh chào tạm biệt được. Các bạn ấy chỉ cho mình kinh nghiệm chích vein, kinh nghiệm pha thuốc, rút thuốc, test thuốc trên BN, kinh nghiệm xử lý dịch truyền kh chảy.Ngày trước cũng được học lý thuyết và hai tuầ n học kĩ thuật rùi, nhưng chỉ có ý niệm, lần đi này thì mới thật sự là biết làm những công việc đó.Kaka, học hỏi lẫn nhau lúc nào cũng có lợi cho mình và cho người.( thích một điều là còn được nghe những suy nghĩ của các bạn ây về sv y, về bác sĩ nữa chứ).

Đợt đi gây mê này, học những kiến thức liên quan đến bộ môn GMHS kh nhiều, mà mình toàn là hóng chuyện bên lề.Phải cám ơn bộ môn, đưa ra cái quy định sv phải dự giao ban bệnh viện nên, dịp này đi học biết được những điều khác, những điều mà sách vở kh dạy, thầy cô cũng không nói đến ….trong ngành của mình.Lượm lặt để làm kinh nghiệm cho bản thân.Now mới thấy cuộc sống và sách vở khác nhau xa.

PS: có 10 lần chích vien, làm tốt 6 lần, hai lần có chị và bạn đứng bên cạnh hướng dẫn từng chút một, hai trường hợp kh làm được; tiêm trong da để test thuốc cho BN được một vài lần kh nhớ là bao nhiêu( học từ năm hai, mà đến năm 4 mới làm, hôm nọ đuổi khí bị chị la quá trời, chẹp chẹp tùy loại ống chích mà có cách đuổi khí khác nhau ), đặt được ½ NKQ hai lần, cầm mask cho BN thở được hai lần.Buồn, đi hai tuần mà chỉ làm được có nhiêu đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét