Gần hai tuần nay, sáng nào xuống khoa ngoại mạch máu cũng không thấy y3 của mình đâu hết á, chỉ thấy bóng dáng của các bé y3 bên Phạm Ngọc Thạch....tự nhiên thấy buồn.... mình lấy cái quyền là y6, mình ra lệnh cho nhóm y3 đang đi bên mạch máu phải vào sớm đi khám bệnh với mình >.< .... mục tiêu thi cử của y6 không có ngoại lồng ngực mạch máu ( NLNMM)....nhưng mình đã phải thức trắng đêm ,sau khi học xong bài thi ,để đọc lại skill và bệnh học bên NLNMM, để sáng vào đi khám bệnh với y3....vậy mà, sáng nay vào đến nơi ở trên khoa từ 6h30 sáng đến 8h vẫn không thấy y3 nào vào khoa.....
Hỏi " vì sao , các em không đi khám bệnh ?" , y3 trả lời " vì thi cuối đợt của y3 và y6 không có thi NLNNMM , nên chúng em lười học " ,nghe xong mà thấy buồn .... :((
3 năm về trước, khi mình là y3, đi ngoại CR , mình chỉ được học ở ngoại mạch máu 1 tuần :((, có rất nhiều bệnh mà một bs đa khoa nên biết , và mình rất muốn học mà không có time để học , đến giờ vẫn tiếc :(( , trong khi y3 now được học thì lại không chịu học :((...các em đâu có biết , y3-y5 tuy có bận rộn với thi cử ,nhưng vẫn dư thời gian để học những điều cần học ở bệnh viện :((....
chắc y3 ghét mình lắm, sáng hôm kia " giảng đạo " cho các em nghe vì sao phải học ,phải siêng lâm sàng,bắt các em đến bv từ sớm ....y3 đâu có biết, đâu có hiểu, mình không muốn các em ấy như mình, khi lên y6 mới thấy tiếc cái thời gian còn là y nhỏ, còn chưa phải chịu áp lực của những kì thi quan trọng :(( .
Ps : ah, nếu như mình là một trong những sinh viên nằm trong top những bạn khá giỏi, có lẽ tiếng nói của mình sẽ có trọng lượng với y3 hơn :(( ....uh, mà mình cũng ước gì mình học giỏi như các bạn ở tổ 14 ,để chỉ bảo cho các em được nhiều hơn :(( ...
Y ĐỨC LÀ GÌ ? Y ĐỨC LÀ CHẨN ĐOÁN ĐÚNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT CHO BỆNH NHÂN
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
P.215 - Ngoại B - NDGĐ
Chú ấy là bệnh nhân, chú ấy xuất hiện trong phòng bệnh vào ngày thứ 2 đầu tuần....chú ấy được chuẩn đoán : theo dõi lymphoma, mọi xét nghiệm đều ok, chỉ có CTM có chỉ số bạch cầu cao và phết máu ngoại biên thấy nhiều tế bào lympho dị dạng .
Ngày thứ 3 của bệnh, mỗi lần mình bước chân vào phòng là chú ấy gọi và than là " đau bụng quá ", nhìn chú ấy vật vã trên cái ghế, không chịu nằm trên giường, ánh mắt của chú - ánh mắt của một người đang kêu gọi sự cầu cứu từ một ai đó [- bác sĩ ]. Mình chỉ biết đứng nhìn chú ấy và nói " lát nữa cô điều dưỡng sẽ chích giảm đau cho chú " rồi lặng lẽ bước đi và vờ như không nghe thấy lời than thở đó [ mình thật sự chẳng biết làm gì cho bn bớt đau, cái đau của bệnh lý ác tính thật đáng sợ ].
Ngày thứ 3 của bệnh, CTM về, BC không cao như ngày đầu....
Ngày thứ 4 của bệnh , sáng mình ngủ quên, nên vào trễ, vào đến nơi thấy phòng bệnh xôn xao, thấy bóng dáng cô V đang tìm vein của chú ấy đặt đường truyền tĩnh mạch - mình thấy có điều gì đó bất an [ thường chỉ có bệnh nặng cô V mới trực tiếp làm ]...chú ấy với cái vẻ mặt nhiễm trùng,thở mệt mỏi trên giường, không còn than đau ,nhưng qua ánh mắt mình nghĩ chú ấy, chắc là đau lắm, đau đến mức không nói than thở được nữa .... 15p sau ,chú được đưa xuống hồi sức ngoại.....6h sau chú bị suy gan, suy thận....và ...
Ngày chú đi, kết quả giải phẫu bệnh còn chưa gởi về khoa....
Chị gọi mình và nói, chị em mình đã bỏ sót điều gì ở bệnh nhân ....
Mình cũng không rõ nữa, ....nhưng nếu phải lý giải, mình nghĩ chú ấy bị shock nhiễm trùng, và vì sao nhiễm trùng, nhiễm từ đâu ? chú ấy bị lymphoma thì hệ miễn dịch suy giảm, được đưa vào bv là môi trường có khá nhiều vi khuẩn [ vi khuẩn bv toàn là vk độc lực cao ].
Nếu dùng kháng sinh dự phòng ngay từ đầu cho chú ấy ...liệu chú ấy có thể không rơi vào tình trạng như trên...không biết nữa, vì lúc ấy không có lý do gì để dùng kháng sinh....bạch cầu tăng cao trong bệnh lý ác tính về máu có thể là yếu tố gây nhiễu cho việc đánh giá tình trạng nhiễm trùng của bn khi lâm sàng không gợi ý ....rồi trong số lượng bạch cầu tăng đó, có bao nhiêu con tb miễn dịch thực sự làm việc có hiệu quả....
Mình không biết, không rõ, và nếu sau này có gặp lại một Bn như chú ấy, liệu mình có để bn ấy ra đi nhanh như chú .
Cái hôm chú xảy ra chuyện, chị trêu mình " em tự vấn lương tâm đi " lời nói đùa bỗng dưng thành thật...
Điều làm mình ân hận, nếu ngày đó di huyết học, mình học tốt hơn 1 chút ,có lẽ....
Điều làm mình ân hận, là mình không an ủi, hay trấn an chú ấy được 1 câu, khi chú ấy than thở với mình.....mình chỉ biết im lặng một cách bất lực và lặng lẽ nhìn chú ấy bằng ánh mắt vô hồn ...chú ấy ra đi....ánh mắt đó ám ảnh mình mãi....có lẽ nào lời thầy Tín nói là đúng " các bạn sinh viên bây giờ, xa rời bệnh nhân quá "....tự hỏi mình, mình có mắc căn bệnh vô cảm không ....
Nói ra không phải để ngụy biện, vì thời gian đó, mình lu bu nhiều chuyện, tâm lý mình không ổn, nên mình bàng quan, và làm tiếp công việc của mình với 2 từ trách nhiệm ....
chú ấy làm mình chợt thức tỉnh, có lẽ khi chọn cái ngành này ,mình phải biết sự hy sinh không chỉ là thời gian, tuổi trẻ, sức khỏe, trí tuệ ...mà còn là phải biết gạt bỏ, dồn mọi cảm xúc của mình qua một bên, hay tất cả việc gì của mình cũng sẽ phải đặt sau sức khỏe của bệnh nhân, phải làm sao đó, cách nào đó, để mình luôn ổn....để chăm sóc thật tốt cho bệnh nhân...người ta dù tin hay không tin, nhưng cũng đã trao cả sức khỏe và tính mạng vào đôi tay mình....mình dù có xảy ra bất cứ chuyện gì trong cuộc sống, cũng không được phép hay có quyền hay lý giải này nọ cho sự thờ ơ....mà mình bắt buộc phải làm tốt một việc là tận tâm với bệnh nhân .... cái nghề này, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm mà còn cần lắm hai chữ NHẪN VÀ TÂM .
PS : nghĩa trang tâm hồn xuất hiện thêm 1 cái tên .
Ngày thứ 3 của bệnh, mỗi lần mình bước chân vào phòng là chú ấy gọi và than là " đau bụng quá ", nhìn chú ấy vật vã trên cái ghế, không chịu nằm trên giường, ánh mắt của chú - ánh mắt của một người đang kêu gọi sự cầu cứu từ một ai đó [- bác sĩ ]. Mình chỉ biết đứng nhìn chú ấy và nói " lát nữa cô điều dưỡng sẽ chích giảm đau cho chú " rồi lặng lẽ bước đi và vờ như không nghe thấy lời than thở đó [ mình thật sự chẳng biết làm gì cho bn bớt đau, cái đau của bệnh lý ác tính thật đáng sợ ].
Ngày thứ 3 của bệnh, CTM về, BC không cao như ngày đầu....
Ngày thứ 4 của bệnh , sáng mình ngủ quên, nên vào trễ, vào đến nơi thấy phòng bệnh xôn xao, thấy bóng dáng cô V đang tìm vein của chú ấy đặt đường truyền tĩnh mạch - mình thấy có điều gì đó bất an [ thường chỉ có bệnh nặng cô V mới trực tiếp làm ]...chú ấy với cái vẻ mặt nhiễm trùng,thở mệt mỏi trên giường, không còn than đau ,nhưng qua ánh mắt mình nghĩ chú ấy, chắc là đau lắm, đau đến mức không nói than thở được nữa .... 15p sau ,chú được đưa xuống hồi sức ngoại.....6h sau chú bị suy gan, suy thận....và ...
Ngày chú đi, kết quả giải phẫu bệnh còn chưa gởi về khoa....
Chị gọi mình và nói, chị em mình đã bỏ sót điều gì ở bệnh nhân ....
Mình cũng không rõ nữa, ....nhưng nếu phải lý giải, mình nghĩ chú ấy bị shock nhiễm trùng, và vì sao nhiễm trùng, nhiễm từ đâu ? chú ấy bị lymphoma thì hệ miễn dịch suy giảm, được đưa vào bv là môi trường có khá nhiều vi khuẩn [ vi khuẩn bv toàn là vk độc lực cao ].
Nếu dùng kháng sinh dự phòng ngay từ đầu cho chú ấy ...liệu chú ấy có thể không rơi vào tình trạng như trên...không biết nữa, vì lúc ấy không có lý do gì để dùng kháng sinh....bạch cầu tăng cao trong bệnh lý ác tính về máu có thể là yếu tố gây nhiễu cho việc đánh giá tình trạng nhiễm trùng của bn khi lâm sàng không gợi ý ....rồi trong số lượng bạch cầu tăng đó, có bao nhiêu con tb miễn dịch thực sự làm việc có hiệu quả....
Mình không biết, không rõ, và nếu sau này có gặp lại một Bn như chú ấy, liệu mình có để bn ấy ra đi nhanh như chú .
Cái hôm chú xảy ra chuyện, chị trêu mình " em tự vấn lương tâm đi " lời nói đùa bỗng dưng thành thật...
Điều làm mình ân hận, nếu ngày đó di huyết học, mình học tốt hơn 1 chút ,có lẽ....
Điều làm mình ân hận, là mình không an ủi, hay trấn an chú ấy được 1 câu, khi chú ấy than thở với mình.....mình chỉ biết im lặng một cách bất lực và lặng lẽ nhìn chú ấy bằng ánh mắt vô hồn ...chú ấy ra đi....ánh mắt đó ám ảnh mình mãi....có lẽ nào lời thầy Tín nói là đúng " các bạn sinh viên bây giờ, xa rời bệnh nhân quá "....tự hỏi mình, mình có mắc căn bệnh vô cảm không ....
Nói ra không phải để ngụy biện, vì thời gian đó, mình lu bu nhiều chuyện, tâm lý mình không ổn, nên mình bàng quan, và làm tiếp công việc của mình với 2 từ trách nhiệm ....
chú ấy làm mình chợt thức tỉnh, có lẽ khi chọn cái ngành này ,mình phải biết sự hy sinh không chỉ là thời gian, tuổi trẻ, sức khỏe, trí tuệ ...mà còn là phải biết gạt bỏ, dồn mọi cảm xúc của mình qua một bên, hay tất cả việc gì của mình cũng sẽ phải đặt sau sức khỏe của bệnh nhân, phải làm sao đó, cách nào đó, để mình luôn ổn....để chăm sóc thật tốt cho bệnh nhân...người ta dù tin hay không tin, nhưng cũng đã trao cả sức khỏe và tính mạng vào đôi tay mình....mình dù có xảy ra bất cứ chuyện gì trong cuộc sống, cũng không được phép hay có quyền hay lý giải này nọ cho sự thờ ơ....mà mình bắt buộc phải làm tốt một việc là tận tâm với bệnh nhân .... cái nghề này, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm mà còn cần lắm hai chữ NHẪN VÀ TÂM .
PS : nghĩa trang tâm hồn xuất hiện thêm 1 cái tên .
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
cảm ơn su huynh
su huynh nói " hôm nay là ngày cuối anh ở cấp cứu, anh về phòng khám làm, anh làm phó khoa ,nhóc ah ". Vui cho anh, được lên chức, được làm việc 8h /ngày, kh phải trực đêm cc.Nhưng buồn, buồn vì kh còn được theo anh học, kh còn được tám với anh ....[ hợp tan là chuyện thường tình trong cuộc sống ] .Cảm ơn su huynh, anh giúp em nhìn thấy 2 mặt của những vấn đề đằng sau cánh cổng đại học, anh luôn khuyên em phải xác định mình thích gì,đam mê của em, nhưng cũng phải biết thực dụng và thực tế .cảm ơn anh, đã cho em một cái nhìn khá rõ ràng về những con đường ở dưới chân em, những con đường em sẽ lựa chọn bước đi sau khi TN .
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
....
Từ cái ngày , xuất hiện cái " vết " ở trại " Nhiễm " đến nay, làm chuyện gì cũng không xong, đến trại nào cũng có chuyện không hay xảy ra. Tâm trạng của mình mấy ngày qua chẳng tốt chút nào.
Lúc ở tim mạch, tinh thần lên được 1 chút, rồi lại lắng xuống [ chẳng phải do sức ì , mà mình thấy bực bội- sao mà cứ liên tiếp xảy ra những chuyện không hay ] .Thích câu nói của Thầy Tín : " yếu toàn diện " , một sự thật mà chẳng Thầy Cô nào nói, phải chi được gặp Thầy sớm hơn, có lẽ mình không tệ như Thầy nói . Haiz , nhớ nghen " Cái đầu tồn tại không phải chỉ để đội mũ . Nếu tuần sau, Thầy hỏi thi mình, Thầy có đánh rớt ,mình cũng không oán trách ...
Cái trại cấp cứu...... >.< , mình chỉ biết nói 1 câu " đến khi nào mình mới hết yếu đuối, mới học cách điều khiển cảm xúc, không để cho những chuyện xàm xí ảnh hưởng đến việc học " ....hic, ngày mai, danh sách cấm thi có tên mình, thì ....
Hôm nay là ngày trực cuối cùng ở bv Nhi, ở cái trại mà mình đã từng rất thích học, nhưng....[ sao dạo này mình sử dụng nhiều từ " nhưng " và " giá như " vậy ] .Nếu có gặp "..." , chỉ có thể nói, số mình không được may mắn .
Haiz, giận bản thân mình quá.....cứ trơ ra như 1 khúc gỗ, học mà không có đam mê ....
Lúc ở tim mạch, tinh thần lên được 1 chút, rồi lại lắng xuống [ chẳng phải do sức ì , mà mình thấy bực bội- sao mà cứ liên tiếp xảy ra những chuyện không hay ] .Thích câu nói của Thầy Tín : " yếu toàn diện " , một sự thật mà chẳng Thầy Cô nào nói, phải chi được gặp Thầy sớm hơn, có lẽ mình không tệ như Thầy nói . Haiz , nhớ nghen " Cái đầu tồn tại không phải chỉ để đội mũ . Nếu tuần sau, Thầy hỏi thi mình, Thầy có đánh rớt ,mình cũng không oán trách ...
Cái trại cấp cứu...... >.< , mình chỉ biết nói 1 câu " đến khi nào mình mới hết yếu đuối, mới học cách điều khiển cảm xúc, không để cho những chuyện xàm xí ảnh hưởng đến việc học " ....hic, ngày mai, danh sách cấm thi có tên mình, thì ....
Hôm nay là ngày trực cuối cùng ở bv Nhi, ở cái trại mà mình đã từng rất thích học, nhưng....[ sao dạo này mình sử dụng nhiều từ " nhưng " và " giá như " vậy ] .Nếu có gặp "..." , chỉ có thể nói, số mình không được may mắn .
Haiz, giận bản thân mình quá.....cứ trơ ra như 1 khúc gỗ, học mà không có đam mê ....
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
tự vấn
viết cho một ngày mà nó nhận ra nó đã đáng mất niềm đam mê....chính xác là điều đó đang phai nhạt dần trong nó, sao cái lúc nó là y1,y2, y3 nó học với tất cả nhiệt huyết, nó sung sức và ham thích học [ kh phải siêng năng ].
cái ngày anh Nghĩa ,nhắc 2 chữ đam mê, nó thấy chột dạ, thấy đau đau, hôm nay nghe anh Tín nói, càng ngày bác sĩ càng xa bệnh nhân, nó thấy đau xót.Nó nhớ cái siết tay thật chặt của bác bn ở lầu 7B3 , nhớ lời động viên của bác, nó nhớ tiếng gọi thân thương của chú bệnh nhân gọi nó,khi thấy nó trong bv Cr , mặc dù đã 3 năm nó kh gặp chú, vậy mà chú vẫn còn nhớ nó....ngày đó nó gần gũi với bệnh nhân nhiều lắm ! .
nó nhớ lại hình ảnh, cô bé y3 ngày xưa tự tin nói với các anh chị bs về mơ ước về hoài bão của nó, khi nó tung tăng học dưới phòng cấp cứu.
nó nhớ về cậu bé bị lupus ban đỏ ngày xưa, nhớ cái cảnh nó và chị Duyên hồi sức ngưng tim ngưng thở cho bệnh nhân.....
nó nhớ và nó tiếc....nó chẳng hiểu tại sao nó đã đánh mất đi những điều đó :( ..... hôm nay, ngồi nghe anh giảng, nó tự xác định, biết là muộn ,nhưng phải tìm lại đam mê, phải học lại như ngày xưa, lần thi nhi này có thể nó sẽ rớt lần 1, nhưng nó kh thể học đối phó nữa, nó phải học với tinh thần ra trường làm bác sĩ, phải sửa lại cách học thôi. Pass wa lần 1 thì vinh dự thật, nhưng pass rồi cầm tấm bằng trong tay mà cái đầu trống rỗng, mà nguy cơ trở thành tên sát nhân cao, rồi mãi chẳng tiến bộ được, không có đam mê với nghề thì cái bằng đó cũng vô nghĩa, nó muốn cái bằng của nó có giá trị thật sự. Uh , sẽ cố gắng, học thôi....nếu rớt lần 1, thi lần 2, miễn sao tốt nghiệp đúng năm và học bằng sự ham thích, hứng thú .
Cố gắng, kh tự kỉ để học tốt .... now, kh còn sợ mình thua bạn bè, hay dở hơn bạn bè nữa, phấn đấu để vượt qua sự yếu kém của chính mình, chứ kh để hơn thua nữa, không day dứt chuyện thi nội trú nữa ....Trong nghành y giấu dốt là điều tệ hại nhất, tệ hơn cả nói 2 chữ " không biết ".
...........................
Cảm ơn anh Tín, anh Nghĩa
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011
Y6
y6 học gì nhỉ ?
[ Học cách kĩ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình . ] .
mục tiêu chủ yếu của y6 >.< .( mình nhớ cấp cứu Chợ Rẫy, nhớ các bậc tiền bối đã dìu dắt mình ,mình muốn quay lại thời gian của y3, một thời huy hoàng của mình :(( )
[ Tốt nghiệp một cách xuất sắc nhất mà mình có thể ]
mục tiêu quan trọng củay6 @-@
sáng nay, cậu bạn nhất quyết bắt mình phải hứa, hứa là năm 6 cuộc sống này có biến động gì, xung quanh mình có xảy ra chuyện gì, cũng phải đạt được 2 mục tiêu đó.Gạt phăng tất cả những gì là vật cản trên đường đi của mình .
[ Học cách kĩ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình . ] .
mục tiêu chủ yếu của y6 >.< .( mình nhớ cấp cứu Chợ Rẫy, nhớ các bậc tiền bối đã dìu dắt mình ,mình muốn quay lại thời gian của y3, một thời huy hoàng của mình :(( )
[ Tốt nghiệp một cách xuất sắc nhất mà mình có thể ]
mục tiêu quan trọng củay6 @-@
sáng nay, cậu bạn nhất quyết bắt mình phải hứa, hứa là năm 6 cuộc sống này có biến động gì, xung quanh mình có xảy ra chuyện gì, cũng phải đạt được 2 mục tiêu đó.Gạt phăng tất cả những gì là vật cản trên đường đi của mình .
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011
Lửa ...trong nghề y .
Sáng nay , ngồi nghe các bạn, các Thầy nói làm sao tạo lửa và giữ lửa trong y khoa.
Nó có nhiều điều muốn nói lắm, cũng chẳng biết nói thế nào cho đúng, vì khía cạnh " lửa " rộng và sâu, và tùy vào tính cách mỗi người. Mình chỉ muốn nói, hè này bạ nbỏ chút thời gian đọc " Thành Trì " và xem phim " Grey's anatomy ".... bạn sẽ hiểu lửa là gì, và tại sao phải giữ lửa.
Còn tạo lửa như thế nào là tùy vào các bạn.Với mình , chỉ cần mỗi ngày bạn đến bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân,có một người Thầy nói với mình " Bệnh nhân của em, là kĩ sư là thầy giáo có, là người nông dân, là người công nhân có, tội phạm cũng có, những kẻ ăn chơi lêu lỏng cũng có.mỗi một bệnh nhân là một cuộc đời, cuộc đời con người ta có nhiều thăng trầm, khi em tiếp xúc với họ, em sẽ thấy nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, biết được thêm nhiều điều....đó là một trong những cái hay ,cái lạ của ngành y mà các ngành khác không có " có thể buổi sáng hôm đó, bạn chẳng hỏi gì được về cái bệnh bạn muốn học.Nhưng thật ra bạn học rất nhiều mà bạn không biết, bạn học được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng niềm tin, học cách ứng xử, biết đồng cảm , biết chia sẻ... nâng cao kiến thức xã hội của mình, mở rộng cái tầm nhìn của mình......chính những kĩ năng đó là những cái giúp bạn giữ ngọn lửa luôn cháy trong bạn.
Muốn tạo lửa, trước hết bạn phải tìm thầy niềm vui trong học tập
Khi nào bạn trả lời được câu hỏi, niềm vui trong học y khoa là gì, bạn sẽ tìm thầy lửa. Và bạn nhớ nhé, y khoa là khoa học thực hành, vậy thì lửa và niềm vui sẽ chỉ tìm thấy từ thực tế lâm sàng
Ngày 08/05/2011
Nó có nhiều điều muốn nói lắm, cũng chẳng biết nói thế nào cho đúng, vì khía cạnh " lửa " rộng và sâu, và tùy vào tính cách mỗi người. Mình chỉ muốn nói, hè này bạ nbỏ chút thời gian đọc " Thành Trì " và xem phim " Grey's anatomy ".... bạn sẽ hiểu lửa là gì, và tại sao phải giữ lửa.
Còn tạo lửa như thế nào là tùy vào các bạn.Với mình , chỉ cần mỗi ngày bạn đến bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân,có một người Thầy nói với mình " Bệnh nhân của em, là kĩ sư là thầy giáo có, là người nông dân, là người công nhân có, tội phạm cũng có, những kẻ ăn chơi lêu lỏng cũng có.mỗi một bệnh nhân là một cuộc đời, cuộc đời con người ta có nhiều thăng trầm, khi em tiếp xúc với họ, em sẽ thấy nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, biết được thêm nhiều điều....đó là một trong những cái hay ,cái lạ của ngành y mà các ngành khác không có " có thể buổi sáng hôm đó, bạn chẳng hỏi gì được về cái bệnh bạn muốn học.Nhưng thật ra bạn học rất nhiều mà bạn không biết, bạn học được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng niềm tin, học cách ứng xử, biết đồng cảm , biết chia sẻ... nâng cao kiến thức xã hội của mình, mở rộng cái tầm nhìn của mình......chính những kĩ năng đó là những cái giúp bạn giữ ngọn lửa luôn cháy trong bạn.
Muốn tạo lửa, trước hết bạn phải tìm thầy niềm vui trong học tập
Khi nào bạn trả lời được câu hỏi, niềm vui trong học y khoa là gì, bạn sẽ tìm thầy lửa. Và bạn nhớ nhé, y khoa là khoa học thực hành, vậy thì lửa và niềm vui sẽ chỉ tìm thấy từ thực tế lâm sàng
Ngày 08/05/2011
Một ngày làm bệnh nhân
lúc xem phim The Doctor , ban đầu thấy phim này chán chán sao á, 3/4 phim là diễn tiến tâm trạng của một người bác sĩ khi bị bệnh : lo âu,bực dọc,thất vọng chán nản, thái độ bức xúc và bất mãn với bác sĩ điều trị....1/4 còn lại của phim đoạn cuối, người bác sĩ đó hết bệnh, người bác sĩ đó yêu cầu sinh viên của mình thử làm bệnh nhân trong 24h ( bệnh nhân thật sự ) trải qua nhiều công đoạn của khám và điều trị bệnh , lúc đó mới thấy cái thông điệp mà bộ phim muốn gởi đến người xem " sinh viên y dược, tốn hàng giờ để học bệnh, những cái tên la tinh dài ngoằng của bệnh....rất rất nhiều kiến thức, nhưng chưa có những giờ học những điều đơn giản nhất về người bệnh " .
.....
Hôm nay, mình vào bv, không phải để học ,mà vào làm bệnh nhân >.< .
mình đã được học về cách chuẩn bị tư thế cho bệnh nhân khi khám....vậy muh,đến lúc mình nằm trên cái giường để đượ khám, phải chỉnh tới chỉnh lui, mới ra được cái tư thế đúng.Không phải là không biết, mà lo lắng, là hồi hộp không biết cái kết quả khám ra là gì,nên mất tập trung.... một người đã được đọc về những điều đó, mà còn làm chưa đúng--> sau này khi hướng dẫn cho bệnh nhân , để bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình khám, có làm chưa đúng, cũng đừng có cáu gắt ,khó chịu, hay bực bội mà hãy từ tốn giải thích, trấn an và củng cố niềm tin cho bệnh nhân trước khi thăm khám, làm sao để bệnh nhân thật thoải mái và hạn chế tối đa sự lo lắng ( hic, làm sao làm được đây ,khó quá ).
Nằm trên bàn khám chị bác sĩ thao tác nhanh gọn, rất pro mà mình còn cảm thấy hơi hơi khó chịu một chút xíu ,thoáng qua một chút rồi hết ( đây là cảm giác bình thường,tất yếu sẽ có khi ai đó làm gì cơ thể mình >.< ) ---> lúc đó tự nhắc, mình phải rèn luyện kĩ năng thám thật tốt, làm càng tốt,càng chuẩn xác từng độc tác thăm khám thì bệnh nhân sẽ bớt cái cảm giác khó chịu nhiều nhiều lắm luôn đó .
mình đã được học về cái bệnh đó, học nhiều lần chứ đâu phải một lần, đi lâm sàng gặp cũng nhiều, tuy không phải là bác sĩ chuyên khoa, nhưng kiến thức đủ xài, vậy muh đến lúc bệnh thì lo lắng cũng kh kém như bao bệnh nhân khác, cũng đủ sắc thái tâm trạng của một người khi bị bệnh --> mình biết mà mình còn sợ còn lo, thì bệnh nhân sẽ còn hoang mang hơn rất nhiều --> đừng tiết kiệm lời khi thăm khám ,khi bệnh nhân hỏi, bác sĩ nên cố gắng giúp bệnh nhân không hoang mang về bệnh của họ chứ không phải nói với bn những lời sáo rỗng như là " bác [ anh ,chị,cô ,chú ,....] đừng quá lo lắng " , " không sao đâu "....
....
theo mình đó là những điều đơn giản về bệnh nhân, lúc đi học các Thầy giảng về điều này cũng nhiều, cũng hiểu,nhưng chưa thấm....đến khi làm bệnh nhân thật sự,mới thấm thía được những lời dạy của các Thầy là đúng và quý giá như thế nào ....còn nhiều điều nữa, chắc phải là bệnh nhân thêm một vài lần nữa mới hiểu và thấm hết.
Ngày 14/08/2011
Ps : hôm nay mình có thêm một cái hiểu nữa về học lâm sàng là làm bệnh nhân để học những điều đơn giản nhất về người bệnh .
.....
Hôm nay, mình vào bv, không phải để học ,mà vào làm bệnh nhân >.< .
mình đã được học về cách chuẩn bị tư thế cho bệnh nhân khi khám....vậy muh,đến lúc mình nằm trên cái giường để đượ khám, phải chỉnh tới chỉnh lui, mới ra được cái tư thế đúng.Không phải là không biết, mà lo lắng, là hồi hộp không biết cái kết quả khám ra là gì,nên mất tập trung.... một người đã được đọc về những điều đó, mà còn làm chưa đúng--> sau này khi hướng dẫn cho bệnh nhân , để bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình khám, có làm chưa đúng, cũng đừng có cáu gắt ,khó chịu, hay bực bội mà hãy từ tốn giải thích, trấn an và củng cố niềm tin cho bệnh nhân trước khi thăm khám, làm sao để bệnh nhân thật thoải mái và hạn chế tối đa sự lo lắng ( hic, làm sao làm được đây ,khó quá ).
Nằm trên bàn khám chị bác sĩ thao tác nhanh gọn, rất pro mà mình còn cảm thấy hơi hơi khó chịu một chút xíu ,thoáng qua một chút rồi hết ( đây là cảm giác bình thường,tất yếu sẽ có khi ai đó làm gì cơ thể mình >.< ) ---> lúc đó tự nhắc, mình phải rèn luyện kĩ năng thám thật tốt, làm càng tốt,càng chuẩn xác từng độc tác thăm khám thì bệnh nhân sẽ bớt cái cảm giác khó chịu nhiều nhiều lắm luôn đó .
mình đã được học về cái bệnh đó, học nhiều lần chứ đâu phải một lần, đi lâm sàng gặp cũng nhiều, tuy không phải là bác sĩ chuyên khoa, nhưng kiến thức đủ xài, vậy muh đến lúc bệnh thì lo lắng cũng kh kém như bao bệnh nhân khác, cũng đủ sắc thái tâm trạng của một người khi bị bệnh --> mình biết mà mình còn sợ còn lo, thì bệnh nhân sẽ còn hoang mang hơn rất nhiều --> đừng tiết kiệm lời khi thăm khám ,khi bệnh nhân hỏi, bác sĩ nên cố gắng giúp bệnh nhân không hoang mang về bệnh của họ chứ không phải nói với bn những lời sáo rỗng như là " bác [ anh ,chị,cô ,chú ,....] đừng quá lo lắng " , " không sao đâu "....
....
theo mình đó là những điều đơn giản về bệnh nhân, lúc đi học các Thầy giảng về điều này cũng nhiều, cũng hiểu,nhưng chưa thấm....đến khi làm bệnh nhân thật sự,mới thấm thía được những lời dạy của các Thầy là đúng và quý giá như thế nào ....còn nhiều điều nữa, chắc phải là bệnh nhân thêm một vài lần nữa mới hiểu và thấm hết.
Ngày 14/08/2011
Ps : hôm nay mình có thêm một cái hiểu nữa về học lâm sàng là làm bệnh nhân để học những điều đơn giản nhất về người bệnh .
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
Kỉ niệm
THCS Chu Văn An , Dương Đình Nghệ, phường 8 ,quận 11, tp HCM...
5 năm trước, đến ngôi trường đó với tư cách của TS dự thi đại học.
Ở thời điểm 5 thứ năm ta quay trở lại đó với tư cách của CBCT.
nhanh thật, 5 năm rồi, 3 ngày thi đại học năm ấy, 3 ngày nhớ mãi không quên - kỉ niệm - từ ý thức nhớ chuyển sang nhớ trong vô thức - có lẽ chúng đã là một phần trong tâm thức của mình .
08/07/10 :
Mình : Linh, cậu đang ở đâu, có biết ngày này phải đi sớm kh ?
Linh : >.<.><.
09/07/10 :
Sáng :
Linh : bây giờ thay vì thi đại học, tớ và cậu ra Tao Đàn ôn bài kinh tế vĩ mô.
Mình : KHÔNG ( nhớ lúc đó mình hét thật lớn, làm những người khác cũng ngoái đầu lại nhìn )
Chiều về :
Mình : tớ kh muốn nói chuyện, kh muốn trả lời, cậu cứ im lặng mà trở tớ về nhà >.<.>< .
Linh : .........
Mình : ngày mai tớ kh thi môn hóa, hai môn hôm nay quá tệ, rớt là chắc.
Linh : ..........
Mình : mai khỏi qua đón tớ, tớ kh đi thi .
Linh : .............
10/07/06 :
4h sáng :
Linh : cậu rớt cũng được, đậu cũng được, nhưng cậu phải đi thi, tớ ghét nhất cái loại người bỏ cuộc giữa đường, đã quyết tâm đi thi ,thì phải thi cho xong, kh thì ngay từ đầu đừng đi thi.
Mình : tiếp tục ngủ .
5h sáng :
Linh : cậu biết chuyện " ông già và biển cả "
Mình :..........
Linh : cậu rớt hay đậu kh quan trọng, tớ không muốn sau này cậu nói hai chữ hối hận và mang theo bên mình cảm giác hối tiếc, 30p nữa tớ tới đón cậu .
........................nếu ngày đó kh có Linh ,có lẽ thời điểm này mình đã là một nhân viên kế toán ở một công ty nào đó, chứ không phải là sv y dược.
Với Linh, h mình chỉ còn nhớ 2 kỉ niệm : thi đại học y lần 2 và Bách Khoa vào những ngày đầu tháng 8 .
mình vẫn còn nhớ cái cách mình và bạn ấy chia tay, nhẹ nhàng và buồn nhưng kh một chút đau. vẫn cái nhớ bầu trời hôm đó, trong xanh, lộng gió, nắng nhè nhẹ, cả hai cùng cất tiếng nói : chúng mình tốt nhất là bạn chứ không nên là một couple ^.^ .Sau cái ngày hôm đó........mình vẫn còn nhớ bạn ấy, nhớ về một người bạn lúc nào động viên, tiếp lửa cho mình, miệng thì luôn nói cậu dẹp cái nghề y lý tưởng đó đi,nhưng mỗi khi thấy mình nản,kh ôn bài thi đại học nữa, thì tìm đủ mọi cách để vực tinh thần mình đứng dậy.
4 năm rồi kh gặp nhau, thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua mail.
Hôm nay, tớ nhớ cậu ,Linh ah , nhớ hình ảnh của tớ ngày đó, nhớ lại khoảng thời gian tớ gạt bỏ mọi thứ,tớ lao vào học y với một quyết tâm là đậu y dược.Ngày đó tớ nhiệt huyết biết bao
Hôm nay, tớ nhìn lại mình, tớ khác ngày xưa nhiều quá, ngày xưa chỉ cần quyết tâm là tớ làm được, hay vì lúc đó tớ co cậu, cậu nhìn ra cái sự nản lòng của tớ, kịp thời dừng nó lại.ngày nay, tớ cũng quyết tâm, nhưng nó bị chi phối nhiều quá, tớ kh nản, nhưng dường như ý chí của tớ không cón thép như xưa.
Hôm nay, tớ nhớ về kỉ niệm xưa, nhớ cái câu cậu nói với tớ khi tớ muốn bỏ thi, chợt giật mình nhận ra....
Cảm ơn cậu, cả ngày đó và bây giờ.
5 năm trước, đến ngôi trường đó với tư cách của TS dự thi đại học.
Ở thời điểm 5 thứ năm ta quay trở lại đó với tư cách của CBCT.
nhanh thật, 5 năm rồi, 3 ngày thi đại học năm ấy, 3 ngày nhớ mãi không quên - kỉ niệm - từ ý thức nhớ chuyển sang nhớ trong vô thức - có lẽ chúng đã là một phần trong tâm thức của mình .
08/07/10 :
Mình : Linh, cậu đang ở đâu, có biết ngày này phải đi sớm kh ?
Linh : >.<.><.
09/07/10 :
Sáng :
Linh : bây giờ thay vì thi đại học, tớ và cậu ra Tao Đàn ôn bài kinh tế vĩ mô.
Mình : KHÔNG ( nhớ lúc đó mình hét thật lớn, làm những người khác cũng ngoái đầu lại nhìn )
Chiều về :
Mình : tớ kh muốn nói chuyện, kh muốn trả lời, cậu cứ im lặng mà trở tớ về nhà >.<.>< .
Linh : .........
Mình : ngày mai tớ kh thi môn hóa, hai môn hôm nay quá tệ, rớt là chắc.
Linh : ..........
Mình : mai khỏi qua đón tớ, tớ kh đi thi .
Linh : .............
10/07/06 :
4h sáng :
Linh : cậu rớt cũng được, đậu cũng được, nhưng cậu phải đi thi, tớ ghét nhất cái loại người bỏ cuộc giữa đường, đã quyết tâm đi thi ,thì phải thi cho xong, kh thì ngay từ đầu đừng đi thi.
Mình : tiếp tục ngủ .
5h sáng :
Linh : cậu biết chuyện " ông già và biển cả "
Mình :..........
Linh : cậu rớt hay đậu kh quan trọng, tớ không muốn sau này cậu nói hai chữ hối hận và mang theo bên mình cảm giác hối tiếc, 30p nữa tớ tới đón cậu .
........................nếu ngày đó kh có Linh ,có lẽ thời điểm này mình đã là một nhân viên kế toán ở một công ty nào đó, chứ không phải là sv y dược.
Với Linh, h mình chỉ còn nhớ 2 kỉ niệm : thi đại học y lần 2 và Bách Khoa vào những ngày đầu tháng 8 .
mình vẫn còn nhớ cái cách mình và bạn ấy chia tay, nhẹ nhàng và buồn nhưng kh một chút đau. vẫn cái nhớ bầu trời hôm đó, trong xanh, lộng gió, nắng nhè nhẹ, cả hai cùng cất tiếng nói : chúng mình tốt nhất là bạn chứ không nên là một couple ^.^ .Sau cái ngày hôm đó........mình vẫn còn nhớ bạn ấy, nhớ về một người bạn lúc nào động viên, tiếp lửa cho mình, miệng thì luôn nói cậu dẹp cái nghề y lý tưởng đó đi,nhưng mỗi khi thấy mình nản,kh ôn bài thi đại học nữa, thì tìm đủ mọi cách để vực tinh thần mình đứng dậy.
4 năm rồi kh gặp nhau, thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua mail.
Hôm nay, tớ nhớ cậu ,Linh ah , nhớ hình ảnh của tớ ngày đó, nhớ lại khoảng thời gian tớ gạt bỏ mọi thứ,tớ lao vào học y với một quyết tâm là đậu y dược.Ngày đó tớ nhiệt huyết biết bao
Hôm nay, tớ nhìn lại mình, tớ khác ngày xưa nhiều quá, ngày xưa chỉ cần quyết tâm là tớ làm được, hay vì lúc đó tớ co cậu, cậu nhìn ra cái sự nản lòng của tớ, kịp thời dừng nó lại.ngày nay, tớ cũng quyết tâm, nhưng nó bị chi phối nhiều quá, tớ kh nản, nhưng dường như ý chí của tớ không cón thép như xưa.
Hôm nay, tớ nhớ về kỉ niệm xưa, nhớ cái câu cậu nói với tớ khi tớ muốn bỏ thi, chợt giật mình nhận ra....
Cảm ơn cậu, cả ngày đó và bây giờ.
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
Một chút suy nghĩ .....
Đi thi, về dạo một vòng FB, thấy được link của một bài báo có cái tít rất là phản cảm
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/chuyen-dong-tre/27548/nam-sinh-y-khoa-khoe--chien-tich--kham-chi-em.html,
và nội dung trong bài viết là điều đáng để bàn đến.
Gửi đến những sinh viên - nhân vật chính của bài báo đó và các bạn sinh viên y khoa khác :
Các bạn có bao giờ có suy nghĩ , sv y khoa cần phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp và hiểu và làm tròn nghĩa vụ của người Thầy thuốc điều trị .Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó khi Tôi còn là y1, y2...khi là y lớn hơn một chút, được học với những Người Thầy lớn, Tôi có một cái nhìn có thể chưa sâu ,nhưng chín chắn hơn về cái việc học y của mình, học sao cho đúng : đúng cả về chuyên môn và đạo đức. Những điều Tôi nói nào là đạo đức ,là bản lĩnh là nghĩa vụ, không cần phải ra trường chúng ta mới có cơ hội rèn luyện.Những điều đó được rèn luyện qua những chúng ta đi lâm sàng tiếp xúc với BN, chỉ cần các bạn chịu để ý, biết suy nghĩ.......
Các bạn có bao giờ để ý, mỗi lần trình bệnh án ,Thầy Cô luôn nhắc nhở chúng ta không được viết tên họ đầy đủ của Bệnh nhân.
Các bạn đã bao giờ bị Thầy Cô la mắng chỉ vì một phút ngẫu hứng khám ra triệu chứng cả đám bàn tán xôn xao ngay tại giường bệnh, trước mặt Bệnh nhân .
.................
Không ai cấm các bạn thảo luận lâm sàng ,không ai cấm các bạn chia sẻ những kinh nghiệm lâm sàng nhưng phải biết thảo luận đúng và chia sẻ nơi đúng thời diểm,và tinh thần của sự thảo luận phải được xây dựng trên lập trường khoa học, chứ không phải là sự đùa cợt ,là vì điều đó thú vị.
Tôi tự hào là sv y khoa, vì Tôi có nhiều trải nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng dài của sv.Không ai cấm Tôi hay các bạn chia sẻ, giãi bày bộc bạch những tâm sự ,những khó khăn, những " kỉ niệm " của thời sinh viên.
Nhưng khi chia sẻ bạn phải biết cân nhắc, kỉ niệm nào có thể public, kỉ niệm nào chỉ giữ cho riêng mình biết, chỉ những người trong ngàh mới được biết. Bạn nhớ nhé ngành nào cũng có cái gọi là " Bí mật nghề nghiệp ".
Khó khăn thì bất kì ngành nghề nào cũng có, mỗi ngành mỗi nghề ,mỗi nghiệp có cái khó riêng, bạn đừng so sánh, để rồi tự cho cái khó khăn trong ngành mình là nhiều nhất, lớn nhất, để tự hào một cách sai lầm về bản thân, về nghề của mình.Khi tự hào sai lầm, bạn sẽ có khuynh hướng kể lể, mà không để ý điều đó sẽ gây phản cảm thế nào
đoạn viết trên, đọc xong Tôi thấy đau và buồn.....
Thầy của Tôi nói, đã có rất nhiều, rất nhiều thế hệ sv y khoa, nghĩ đơn giản lắm, khi nào ra làm BS mới quan tâm đến những điều Tôi đề cập đến ở dòng đầu của bài viết. Thầy thì nghĩ khác, Thầy rất mong muốn các bạn sv hãy luyện tập cho mình cái nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp đó.
" Không có lửa làm sao có khói " , Không biết là do người viết báo đã gi sai sự thật về thông tin, thêm bớt để tạo ra một bài viết có nội dung phản cảm như thế, hay do các bạn quá hồn nhiền khi kể về những " trải nghiệm " của bản thân. Mà đọc bài báo xong Tôi , qua một vài lời kể trong đó, Tôi cảm thấy có không ít một số bạn sy y khoa không tôn trọng bệnh nhân, không có thái độ nghiêm túc khi đi học lâm sàng.
Đọc bài báo này xong, các bạn nhớ nhé, sau này trước khi nói ,dừng lại một chút cân nhắc từng điều mình nói ra, và phải biết trao gởi điều đó đúng nơi đúng nơi . Nếu bạn thật sự muốn mọi người hiểu về những khó khăn mà sinh viên y khoa đã trải qua, thì hãy tự mình viết về những điều đó một cách có văn hóa cộng đồng và ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Vài lời dành cho người viết Báo :
Dạo gần đây, đọc báo cảm thấy , Tôi luôn có cảm giác, dường như một bộ phận những người làm báo có ý thức rất kém về văn hóa báo chí truyền thông; họ quá dễ dãi với chính ngồn từ họ viết ra hay họ không tự tin về những điều mình viết, nên cần phải có những cái tít giật gân như thế để câu view.
Tôi nhớ từ bé cho đến giờ, Tôi đọc rất nhiều sách, nhưng làm văn chưa bao giờ được điểm 7, hỏi Bố tại sao, Bố nói Tôi mới chỉ viết bằng cảm xúc, trong khi đó, bài thi bài kiểm là những văn bản văn học, mỗi loại văn bản có quy định riêng, có một khuôn mẫu riêng, giống như ngày xưa khi chúng ta học tập làm văn có : văn phân tích, giải thích, chứng minh, kể chuyện....Tôi điểm kém vì chưa biết làm Văn. Viết báo , ở góc nhìn đơn giản đó chỉ là bài tập làm văn , ở góc nhìn khác rộng hơn lớn hơn đó là truyền thông .
Từ cái đơn giản mà làm không đúng, thì hậu quả là những điều lớn hơn sẽ sai tè le, sai be bét và để lại thảm họa.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải biết mục đích viết của mình là gì, nội dung bài viết sẽ ảnh hưởng thế nào đến người được viết và người đọc.Bạn viết điều đó với góc nhìn nào : hiện thực, phê phán ,hay khen ngợi.... .Tôi nói vậy, vì dạo này đọc báo không hiểu báo chi đáng khen hay chê, phê bình hay chỉ trích....Tôi cảm thấy một mớ hỗn độn cảm xúc chủ quan của người viết.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải có một nền tảng kiến thức tổng quát, một cái đầu biết phân tích đúng sai thông tin bạn nhận được về điều bạn viết , một cái nhìn khách quan, không khen chê , không chà đạp mà hãy làm đúng nghĩa vụ của truyền thông đó là THÔNG TIN.
Đó là khi bạn viết, khi bạn quyết định public bài viêt của mình, bạn phải dừng lại suy nghĩ xem bài viết của mình , bài viết của mình đúng ở khía cạnh nào, sai ở khía cạnh nào, cái đúng cái sai đó sẽ gây hiệu ứng cảm xúc thế nào ở người đọc, trong xã hội.Sức mạnh của truyền thông là làm BÙNG NỔ THÔNG TIN, cho nên khi bạn đưa thông tin sai lệch, phản cảm, bạn sẽ gây ra thảm họa trong xã hội chứ không phải là hậu quả nặng nề .
Tôi là dân trong ngành y, mỗi lần đi lâm sàng xong, Tôi cũng có những bài viết cho riêng mình để chia sẻ với bạn bè.Mỗi lần viết xong , viết bằng cảm xúc và những sự việc có thật, Tôi phải đọc lại rất rất nhiều lần, chọn lọc từ ngữ làm sao khi đọc vào có những vấn đề chỉ có dân trong ngành hiểu, chọn lọc từng câu chữ để không gây phản cảm , chọn lọc những điều mà có thể public....Tôi chưa bao giờ nêu tên họ cụ thể của những Bn Tôi đã gặp trong bài viết của mình.Tôi chưa bao giờ kể lể khó khăn mà Tôi đã gặp phải .
Mà mỗi bài viết đó, là sự kết tinh những gì Tôi trải nghiệm được, chia sẻ với các bạn trong ngành về phương pháp học tập, truyền cho các bạn niềm đam mê với nghề lúc nào cũng rạo rực trong Tôi.Là những điều, mà Tôi muốn các bạn ngoài ngành có cái nhìn đủ, đầy và đúng về ngành y trong cái bối cảnh " hoạn loạn của văn hóa xã hội " hiện nay.
Tôi làm được điều đó, vì Tôi học được từ những người Thầy của Tôi một bài học , đó là : hãy yêu thương và tôn trọng bệnh nhân từ những việc mình làm cho bệnh nhân, từ những hành động nhỏ nhất của bản thân có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân.Và cái việc rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp phải đi đôi với việc học tập kiến thức chuyên môn
Vậy thì, các bạn những người viết báo, khi viết về ngành nghề nào đó, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội : LÀM ƠN, HÃY BỎ CHÚT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC ĐỂ ĐẦU TƯ CHẤT XÁM VÀ CÁI TÂM TỐT CỦA MÌNH VÀO NHỮNG ĐIỀU BẠN VIẾT .
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/chuyen-dong-tre/27548/nam-sinh-y-khoa-khoe--chien-tich--kham-chi-em.html,
và nội dung trong bài viết là điều đáng để bàn đến.
Gửi đến những sinh viên - nhân vật chính của bài báo đó và các bạn sinh viên y khoa khác :
Các bạn có bao giờ có suy nghĩ , sv y khoa cần phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp và hiểu và làm tròn nghĩa vụ của người Thầy thuốc điều trị .Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó khi Tôi còn là y1, y2...khi là y lớn hơn một chút, được học với những Người Thầy lớn, Tôi có một cái nhìn có thể chưa sâu ,nhưng chín chắn hơn về cái việc học y của mình, học sao cho đúng : đúng cả về chuyên môn và đạo đức. Những điều Tôi nói nào là đạo đức ,là bản lĩnh là nghĩa vụ, không cần phải ra trường chúng ta mới có cơ hội rèn luyện.Những điều đó được rèn luyện qua những chúng ta đi lâm sàng tiếp xúc với BN, chỉ cần các bạn chịu để ý, biết suy nghĩ.......
Các bạn có bao giờ để ý, mỗi lần trình bệnh án ,Thầy Cô luôn nhắc nhở chúng ta không được viết tên họ đầy đủ của Bệnh nhân.
Các bạn đã bao giờ bị Thầy Cô la mắng chỉ vì một phút ngẫu hứng khám ra triệu chứng cả đám bàn tán xôn xao ngay tại giường bệnh, trước mặt Bệnh nhân .
.................
Không ai cấm các bạn thảo luận lâm sàng ,không ai cấm các bạn chia sẻ những kinh nghiệm lâm sàng nhưng phải biết thảo luận đúng và chia sẻ nơi đúng thời diểm,và tinh thần của sự thảo luận phải được xây dựng trên lập trường khoa học, chứ không phải là sự đùa cợt ,là vì điều đó thú vị.
Tôi tự hào là sv y khoa, vì Tôi có nhiều trải nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng dài của sv.Không ai cấm Tôi hay các bạn chia sẻ, giãi bày bộc bạch những tâm sự ,những khó khăn, những " kỉ niệm " của thời sinh viên.
Nhưng khi chia sẻ bạn phải biết cân nhắc, kỉ niệm nào có thể public, kỉ niệm nào chỉ giữ cho riêng mình biết, chỉ những người trong ngàh mới được biết. Bạn nhớ nhé ngành nào cũng có cái gọi là " Bí mật nghề nghiệp ".
Khó khăn thì bất kì ngành nghề nào cũng có, mỗi ngành mỗi nghề ,mỗi nghiệp có cái khó riêng, bạn đừng so sánh, để rồi tự cho cái khó khăn trong ngành mình là nhiều nhất, lớn nhất, để tự hào một cách sai lầm về bản thân, về nghề của mình.Khi tự hào sai lầm, bạn sẽ có khuynh hướng kể lể, mà không để ý điều đó sẽ gây phản cảm thế nào
- Lan Anh, sinh viên năm thứ 3 ĐH Y Hà Nội kể lại kỉ niệm lần đầu tiên đến nhà xác: “Trước khi đi thực hành mình đã nghe nhiều chuyện hãi hùng về nhà xác lắm rồi, cả đêm hôm trước ngủ mê toàn ma quỷ, hết hồn! Đến giờ học mọi người vào trong hết, một mình mình ngồi ngoài run nhong nhóc, mấy đứa bạn phải ra lôi vào”Trước giờ thực hành, các xác người sẽ được vớt lên cho “ráo nước”. Lần đầu tiên tiếp xúc với thây người, nhiều bạn sốc nặng, “có khi về rồi ăn miếng cơm còn ọe ra. Mỗi khóa mới vào có vài ca ngất tại trận là chuyên thường” - Lan Anh tâm sự.
Không chỉ sinh viên nữ mà nhiều sinh viên nam cũng bị những mẫu thí nghiệm đó làm cho khiếp vía. Bạn Minh Khôi, sinh viên ĐH Y năm thứ 4 giãi bầy: “Sau hôm học trên xác người về hệ tiêu hóa, lôi hết cả lòng mề phèo phổi của “ông ý” ra, mình…cạch luôn món lòng dồi lợn”
đoạn viết trên, đọc xong Tôi thấy đau và buồn.....
Thầy của Tôi nói, đã có rất nhiều, rất nhiều thế hệ sv y khoa, nghĩ đơn giản lắm, khi nào ra làm BS mới quan tâm đến những điều Tôi đề cập đến ở dòng đầu của bài viết. Thầy thì nghĩ khác, Thầy rất mong muốn các bạn sv hãy luyện tập cho mình cái nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp đó.
" Không có lửa làm sao có khói " , Không biết là do người viết báo đã gi sai sự thật về thông tin, thêm bớt để tạo ra một bài viết có nội dung phản cảm như thế, hay do các bạn quá hồn nhiền khi kể về những " trải nghiệm " của bản thân. Mà đọc bài báo xong Tôi , qua một vài lời kể trong đó, Tôi cảm thấy có không ít một số bạn sy y khoa không tôn trọng bệnh nhân, không có thái độ nghiêm túc khi đi học lâm sàng.
Đọc bài báo này xong, các bạn nhớ nhé, sau này trước khi nói ,dừng lại một chút cân nhắc từng điều mình nói ra, và phải biết trao gởi điều đó đúng nơi đúng nơi . Nếu bạn thật sự muốn mọi người hiểu về những khó khăn mà sinh viên y khoa đã trải qua, thì hãy tự mình viết về những điều đó một cách có văn hóa cộng đồng và ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Vài lời dành cho người viết Báo :
Dạo gần đây, đọc báo cảm thấy , Tôi luôn có cảm giác, dường như một bộ phận những người làm báo có ý thức rất kém về văn hóa báo chí truyền thông; họ quá dễ dãi với chính ngồn từ họ viết ra hay họ không tự tin về những điều mình viết, nên cần phải có những cái tít giật gân như thế để câu view.
Tôi nhớ từ bé cho đến giờ, Tôi đọc rất nhiều sách, nhưng làm văn chưa bao giờ được điểm 7, hỏi Bố tại sao, Bố nói Tôi mới chỉ viết bằng cảm xúc, trong khi đó, bài thi bài kiểm là những văn bản văn học, mỗi loại văn bản có quy định riêng, có một khuôn mẫu riêng, giống như ngày xưa khi chúng ta học tập làm văn có : văn phân tích, giải thích, chứng minh, kể chuyện....Tôi điểm kém vì chưa biết làm Văn. Viết báo , ở góc nhìn đơn giản đó chỉ là bài tập làm văn , ở góc nhìn khác rộng hơn lớn hơn đó là truyền thông .
Từ cái đơn giản mà làm không đúng, thì hậu quả là những điều lớn hơn sẽ sai tè le, sai be bét và để lại thảm họa.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải biết mục đích viết của mình là gì, nội dung bài viết sẽ ảnh hưởng thế nào đến người được viết và người đọc.Bạn viết điều đó với góc nhìn nào : hiện thực, phê phán ,hay khen ngợi.... .Tôi nói vậy, vì dạo này đọc báo không hiểu báo chi đáng khen hay chê, phê bình hay chỉ trích....Tôi cảm thấy một mớ hỗn độn cảm xúc chủ quan của người viết.
Khi bạn viết một điều gì đó, bạn phải có một nền tảng kiến thức tổng quát, một cái đầu biết phân tích đúng sai thông tin bạn nhận được về điều bạn viết , một cái nhìn khách quan, không khen chê , không chà đạp mà hãy làm đúng nghĩa vụ của truyền thông đó là THÔNG TIN.
Đó là khi bạn viết, khi bạn quyết định public bài viêt của mình, bạn phải dừng lại suy nghĩ xem bài viết của mình , bài viết của mình đúng ở khía cạnh nào, sai ở khía cạnh nào, cái đúng cái sai đó sẽ gây hiệu ứng cảm xúc thế nào ở người đọc, trong xã hội.Sức mạnh của truyền thông là làm BÙNG NỔ THÔNG TIN, cho nên khi bạn đưa thông tin sai lệch, phản cảm, bạn sẽ gây ra thảm họa trong xã hội chứ không phải là hậu quả nặng nề .
Tôi là dân trong ngành y, mỗi lần đi lâm sàng xong, Tôi cũng có những bài viết cho riêng mình để chia sẻ với bạn bè.Mỗi lần viết xong , viết bằng cảm xúc và những sự việc có thật, Tôi phải đọc lại rất rất nhiều lần, chọn lọc từ ngữ làm sao khi đọc vào có những vấn đề chỉ có dân trong ngành hiểu, chọn lọc từng câu chữ để không gây phản cảm , chọn lọc những điều mà có thể public....Tôi chưa bao giờ nêu tên họ cụ thể của những Bn Tôi đã gặp trong bài viết của mình.Tôi chưa bao giờ kể lể khó khăn mà Tôi đã gặp phải .
Mà mỗi bài viết đó, là sự kết tinh những gì Tôi trải nghiệm được, chia sẻ với các bạn trong ngành về phương pháp học tập, truyền cho các bạn niềm đam mê với nghề lúc nào cũng rạo rực trong Tôi.Là những điều, mà Tôi muốn các bạn ngoài ngành có cái nhìn đủ, đầy và đúng về ngành y trong cái bối cảnh " hoạn loạn của văn hóa xã hội " hiện nay.
Tôi làm được điều đó, vì Tôi học được từ những người Thầy của Tôi một bài học , đó là : hãy yêu thương và tôn trọng bệnh nhân từ những việc mình làm cho bệnh nhân, từ những hành động nhỏ nhất của bản thân có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân.Và cái việc rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp phải đi đôi với việc học tập kiến thức chuyên môn
Vậy thì, các bạn những người viết báo, khi viết về ngành nghề nào đó, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội : LÀM ƠN, HÃY BỎ CHÚT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC ĐỂ ĐẦU TƯ CHẤT XÁM VÀ CÁI TÂM TỐT CỦA MÌNH VÀO NHỮNG ĐIỀU BẠN VIẾT .
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
Thầy Ngô Tích Linh
Cách đây 1 năm, đang ở trong trạng thái mơ màng, ku Hiếu buzz một cái rõ to trên YM, kèm theo dòng chữ " có chuyện muốn kể cho Trân nghe "......mình biết Thầy Linh từ đó, biết qua lời kể của cậu bạn, những câu chuyện không đầu, không đuôi, mình cũng không hiểu hết những gì bạn nói, chỉ biết một điều, bạn rất quý Thầy, cảm nhận một điều : Thầy là người rất tốt.
Câu kết của một chuỗi những chuyện về Thầy là " Có rất nhiều người không hiểu Thầy nói gì, Hiếu cũng vậy, nhưng Hiếu rất quý Thầy, Hiếu tin chắc một điều, nếu Trân gặp Thầy, Trân sẽ hiểu và quý Thầy lắm luôn đó "
Nhập môn Tâm Thần ....
Hi, cái ngày đó, không biết là có giờ giảng của bộ môn, lên giảng đường là vì nhớ bạn bè, và nhớ cái cảm giác đi học.....đang ngồi tám, thấy bóng dáng nhỏ bé của một người đàn ông hơn 60 tuổi, với mái tóc sợi trắng nhiều hơn sợi đen,gương mặt hiền và phúc hậu....5p,10p,15p - Nó mắt chữ A ,miệng chữ O ...và nó la lên với cậu bạn thân hai chữ THẦY LINH .....hôm đó vui biết bao, sau bao ngày mong đợi đã được gặp Thầy.....Thầy đúng là người mà nói ra ít ai hiểu được, mình cũng bị choáng, Thầy nói không tròn câu, đứt quãng, hình như là vì chưa soạn bài trước, cũng chưa chuẩn bị tinh thần hay sao á, Thầy cứ suy nghĩ rồi nói, nói rồi chận lại suy nghĩ, cứ thế suốt 2h. Có thể do bài đầu tiên là bài giới thiệu về tâm thần học, Thầy cũng không biết nói thế nào để sinh viên dễ hình dung về môn học này.....
Lâm sàng Tâm Thần ......
Cú shock thi nhiễm còn dư âm + bệnh ....sáng sáng đến bệnh viện như cái xác không hồn, chẳng có chút cảm xúc hay cảm hứng gì với môn học mà mình đã từng rất yêu thích. Mình nhìn Thầy, nghe Thầy giảng bài với ánh mắt vô hồn đến mức đáng sợ, cái mặt cứ ngơ ngơ ra ( hic, mình kh có muốn như thế, nhưng mình thật sự rất là mệt mỏi ).Một tuần trôi qua thật vô ích biết bao >.< .Thầy ơi ! Con xin lỗi :(( .
Bệnh đã khỏi và vì không chấp nhận được cái sự lười biếng của 4 super trong tổ, nên phải cố gắng và nỗ lực. Chưa lúc nào thấy giận các bạn ấy ghê gớm.Đời sao mà lắm lúc tréo ngoe thế này, cái người giỏi thì lười, chẳng chịu học, chẳng biết tự lúc nào họ mặc định trong đầu họ đi Tâm thần là đi chơi.Còn cái đứa siêng năng và nhiệt tình như mình thì chỉ số IQ và khả năng tiếng anh có hạn, nên những gì mình làm cũng chẳng chất lượng.Mình ghét nhất là cái trò copy paste của các bạn ấy,khi làm bài để trình với Thầy ( mỗi lần Thầy nói bài đó ,câu đó lấy của ai, của nhóm nào, bài làm kh có đầu tư, nhưng Thầy vẫn nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo, kh la kh mắng , mình thấy đau xót và có lỗi với Thầy lắm luôn ).
2h-3h-4h vẫn chưa được đi ngủ, hơn 16h ngồi trước Lap, đọc hết tài liệu này đến tài liệu khác, vật vã với 4 bộ từ điển , cuốn sinh lý, cuốn tâm thần, cuốn dược động lực học,những bài viết trên WebMD,....chỉ để soạn một bài " Rối loạn giấc ngủ ".....mình cũng kh ngờ mình quý Thầy như thế, cứ mỗi lần buồn ngủ, mỗi lần dịch kh ra 1 cụm từ hay 1 câu chữ, hay đọc kh hiểu ,muốn dừng lại....chợt nhớ đến ánh mắt của Thầy, tấm lòng của Thầy ,kh cho phép mình làm bài mà không có sự đầu tư chất xám trong đó ^.^ .Hôm đó, trình xong, Thầy nói, cố gắng một chút nữa, chỉnh sửa một chút cái dàn bài sẽ "pro " lắm đấy ,lần đầu tiên trong hai tuần qua mình thấy Thầy giảng bài hăng say như vậy, Thầy còn lấy textbook đưa mình đọc, hướng dẫn thêm cho mình ^.^ .Lúc đó, càng thêm quý Thầy, lúc đó mới thật sự hiểu hết những gì Thầy nói trong suốt thời gian qua.
2h-3h-4h ,gần 18h ngồi đọc textbook dược lý của Gilson, hiểu là một chuyện, làm sao chuyển cái mình hiểu ra câu từ cụ thể để diễn đạt là một điều rất khó, kh làm sao dịch được cái đoạn ấy cho chính xác, đọc thêm sách dược lý của trường mình, của y Hà Nội, hiểu thì hiểu đó, nhưng vẫn muốn viết làm sao cho xúc tích, làm sao mình diễn đạt được những suy luận của mình :(, nản ghê gớm, muốn làm một bài có tính khoa học một chút ....mà dường như năng lực của mình có hạn :(, rồi vì thương Thầy, vì là bài soạn cuối cùng, bài trình cuối cùng, nên cũng cố gắng đầu tư cho thật kĩ :(, đến lúc trình mình vẫn thiếu sót rất nhiều, nghe Thầy nói, bừng tỉnh ra,sao có nhiều cái mình kh nghĩ tới, nghĩ tới mà làm kh dc vẫn còn đỡ hơn là kh biết đến nó là gì.Vẫn cái cảm giác đó, có lỗi với Thầy, bao nhiêu công sức của Thầy đổ sông đổ bể khi có một đứa học trò như mình :(, nói hoài ,nói mãi mà hiểu chẳng được bao nhiêu :((.
Hôm đó ,là một buổi sáng mưa rất to, nó đến bv, 30p trôi qua kh một thành viên nào xuất hiện, Thầy đến và nói, " em gọi cho các bạn vào học, nghỉ như vậy bên trường mà biết sẽ cấm thi đó " , 15p trôi qua, goi dt không ai nghe máy, chỉ có nó và Thầy , Thầy nói " em có gì kh hiểu hỏi, có một người Thầy vẫn dạy ", lúc đó không có ý định khóc, nhưng chẳng hiểu sao khóe mắt ngấn nước. 24 tuổi, 12 năm là học sinh, 6 năm sv, nó thần tượng rất nhiều Thầy Cô, quý mên rất nhiều Thầy Cô, và kh ít lần xúc động trước tấm lòng yêu thương sv của không ít Thầy Cô, nhưng nó chưa có một người Thầy nào có thể làm cho nó rơi một giọt nước mắt.Vậy mà, hôm đó, nó đã khóc, khóc vì thương Thầy, khóc vì cảm thấy có lỗi với Thầy, khóc vì tiếc nuối, vì nó không tập trung nhiều cho việc học ls tâm thần trong những ngày đầu đến với chuyên khoa này, nó làm ngơ trước hành động lười biếng của những bạn trong tổ ( trước đây đâu có vậy, trước đây là nó đã mắng cho các bạn một trận, mà nếu có không mắng thì nó cũng gồng mình ra soạn bại, nhưng lần này nó ở vào cái thế , sức khỏe kh ổn, thêm cái môn phải trả nợ,nên đã lơ là :(( ).Lúc đó, chỉ muốn nói với Thầy, Thầy cho con xin lỗi.
Thầy dẫn nó xuống phòng bệnh của bs Nghĩa, để chỉ nó hai bệnh mà không có ở phòng bệnh của Thầy.Thầy nói, hai bệnh này phải biết.Thầy chỉ nó cách hỏi bệnh, khám bệnh, nhận diện triệu chứng.Nhờ sự hướng dẫn của Thầy nó hiểu thêm về những bài soạn của nó.Ngay lúc đó, nó thấy Thầy gần gũi và thân thiết như thể Thầy là ông ngoại của nó ^.^ .
Thầy của nó - Không chỉ là một người Thầy lớn của sv, mà còn là một người bạn của bệnh nhân.Mỗi lần xem Thầy khám bệnh hỏi bệnh, nó thích lắm.Thầy ân cần,thân thiện và lắng nghe từng điều mà bệnh nhân nói.Chưa bao giờ thấy Thầy nổi nóng.Bệnh nhân, thân nhân có nhiều loại, có người biết cách ứng xử, người không.Nhưng dường như với Thầy " All people will be his patients, he treat them as his patients ", chỉ có sự khác biệt trong điều trị vì mỗi bệnh mỗi khác, nhưng kh có sự khác biệt về thái độ về tấm lòng của người Thầy thuốc dành cho mỗi bệnh nhân khác nhau.
Thầy của nó - Chân nhân bất lộ diện.Nó biết , có rất nhiều người kh hiểu Thầy, kh hiểu cái nghệ thuật chữa bệnh của Thầy, không phải vì Thầy khó hiểu hay có vấn đề về tâm thần, mà là do mọi người kh chịu hiểu Thầy - vì Thầy quan tâm tới tất cả mọi người bằng tất cả sự chân thành, vì Thầy kh chỉ ngĩ cho riêng bản thân mình- cái điều này ngày càng xa xỉ và xa lạ với mọi người, nên mọi người thấy Thầy lạ kì và khó hiểu.Nó hiểu Thầy, kh phải vì nó tốt như Thầy; mà vì nó có vấn đề về tâm thần, nó bị trầm cảm, nó bị rối loạn thích ứng, nó bị PTSD...nhiều lắm, có lẽ vậy, nó hiểu nỗi đau của người nhà BN, hiểu được sự khó chịu của bn, hiểu được tấm lòng của người Thầy thuốc như Thầy. Không biết các bạn nó thế nào, nhưng với nó những gì Thầy nói, Thầy cố gắng làm cho bọn nó hiểu , kh phải vì muốn tốt cho bọn nó mà Thầy kh muốn sau này bọn nó vô tình trở thành những kẻ giết người hay làm người khác bệnh năng hơn mà không biết .Thầy làm tất cả vì bệnh nhân .
y5 khép lại ở khoa tâm thần, nơi mà nó tưởng chừng như kh học gì nhiều, lại là nơi học được nhiều nhất, đến với tâm thần hiểu thêm về cuộc sống, " cuộc sống có quá nhiều áp lực, nếu được hãy trao cho nhau sự thông cảm và yêu thương; nếu không ,thì cũng đừng áp bức, dẫm đạp xô đẩy nhau để sống " ; đến với tâm thần hiểu thế nào là sức mạnh niềm tin, sức mạnh tinh thần; đến với tâm thần mới thấy được vai trò của người Thầy thuốc; đến với tâm thần mới biết điều trị là cả một nghệ thuật, thuốc men kh thể phát huy hết tác dụng khi bệnh nhân mất đi niềm tin, và chúng ta điều trị cho một con người chứ không phải điều trị " con bệnh ":
Câu kết của một chuỗi những chuyện về Thầy là " Có rất nhiều người không hiểu Thầy nói gì, Hiếu cũng vậy, nhưng Hiếu rất quý Thầy, Hiếu tin chắc một điều, nếu Trân gặp Thầy, Trân sẽ hiểu và quý Thầy lắm luôn đó "
Nhập môn Tâm Thần ....
Hi, cái ngày đó, không biết là có giờ giảng của bộ môn, lên giảng đường là vì nhớ bạn bè, và nhớ cái cảm giác đi học.....đang ngồi tám, thấy bóng dáng nhỏ bé của một người đàn ông hơn 60 tuổi, với mái tóc sợi trắng nhiều hơn sợi đen,gương mặt hiền và phúc hậu....5p,10p,15p - Nó mắt chữ A ,miệng chữ O ...và nó la lên với cậu bạn thân hai chữ THẦY LINH .....hôm đó vui biết bao, sau bao ngày mong đợi đã được gặp Thầy.....Thầy đúng là người mà nói ra ít ai hiểu được, mình cũng bị choáng, Thầy nói không tròn câu, đứt quãng, hình như là vì chưa soạn bài trước, cũng chưa chuẩn bị tinh thần hay sao á, Thầy cứ suy nghĩ rồi nói, nói rồi chận lại suy nghĩ, cứ thế suốt 2h. Có thể do bài đầu tiên là bài giới thiệu về tâm thần học, Thầy cũng không biết nói thế nào để sinh viên dễ hình dung về môn học này.....
Lâm sàng Tâm Thần ......
Cú shock thi nhiễm còn dư âm + bệnh ....sáng sáng đến bệnh viện như cái xác không hồn, chẳng có chút cảm xúc hay cảm hứng gì với môn học mà mình đã từng rất yêu thích. Mình nhìn Thầy, nghe Thầy giảng bài với ánh mắt vô hồn đến mức đáng sợ, cái mặt cứ ngơ ngơ ra ( hic, mình kh có muốn như thế, nhưng mình thật sự rất là mệt mỏi ).Một tuần trôi qua thật vô ích biết bao >.< .Thầy ơi ! Con xin lỗi :(( .
Bệnh đã khỏi và vì không chấp nhận được cái sự lười biếng của 4 super trong tổ, nên phải cố gắng và nỗ lực. Chưa lúc nào thấy giận các bạn ấy ghê gớm.Đời sao mà lắm lúc tréo ngoe thế này, cái người giỏi thì lười, chẳng chịu học, chẳng biết tự lúc nào họ mặc định trong đầu họ đi Tâm thần là đi chơi.Còn cái đứa siêng năng và nhiệt tình như mình thì chỉ số IQ và khả năng tiếng anh có hạn, nên những gì mình làm cũng chẳng chất lượng.Mình ghét nhất là cái trò copy paste của các bạn ấy,khi làm bài để trình với Thầy ( mỗi lần Thầy nói bài đó ,câu đó lấy của ai, của nhóm nào, bài làm kh có đầu tư, nhưng Thầy vẫn nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo, kh la kh mắng , mình thấy đau xót và có lỗi với Thầy lắm luôn ).
2h-3h-4h vẫn chưa được đi ngủ, hơn 16h ngồi trước Lap, đọc hết tài liệu này đến tài liệu khác, vật vã với 4 bộ từ điển , cuốn sinh lý, cuốn tâm thần, cuốn dược động lực học,những bài viết trên WebMD,....chỉ để soạn một bài " Rối loạn giấc ngủ ".....mình cũng kh ngờ mình quý Thầy như thế, cứ mỗi lần buồn ngủ, mỗi lần dịch kh ra 1 cụm từ hay 1 câu chữ, hay đọc kh hiểu ,muốn dừng lại....chợt nhớ đến ánh mắt của Thầy, tấm lòng của Thầy ,kh cho phép mình làm bài mà không có sự đầu tư chất xám trong đó ^.^ .Hôm đó, trình xong, Thầy nói, cố gắng một chút nữa, chỉnh sửa một chút cái dàn bài sẽ "pro " lắm đấy ,lần đầu tiên trong hai tuần qua mình thấy Thầy giảng bài hăng say như vậy, Thầy còn lấy textbook đưa mình đọc, hướng dẫn thêm cho mình ^.^ .Lúc đó, càng thêm quý Thầy, lúc đó mới thật sự hiểu hết những gì Thầy nói trong suốt thời gian qua.
2h-3h-4h ,gần 18h ngồi đọc textbook dược lý của Gilson, hiểu là một chuyện, làm sao chuyển cái mình hiểu ra câu từ cụ thể để diễn đạt là một điều rất khó, kh làm sao dịch được cái đoạn ấy cho chính xác, đọc thêm sách dược lý của trường mình, của y Hà Nội, hiểu thì hiểu đó, nhưng vẫn muốn viết làm sao cho xúc tích, làm sao mình diễn đạt được những suy luận của mình :(, nản ghê gớm, muốn làm một bài có tính khoa học một chút ....mà dường như năng lực của mình có hạn :(, rồi vì thương Thầy, vì là bài soạn cuối cùng, bài trình cuối cùng, nên cũng cố gắng đầu tư cho thật kĩ :(, đến lúc trình mình vẫn thiếu sót rất nhiều, nghe Thầy nói, bừng tỉnh ra,sao có nhiều cái mình kh nghĩ tới, nghĩ tới mà làm kh dc vẫn còn đỡ hơn là kh biết đến nó là gì.Vẫn cái cảm giác đó, có lỗi với Thầy, bao nhiêu công sức của Thầy đổ sông đổ bể khi có một đứa học trò như mình :(, nói hoài ,nói mãi mà hiểu chẳng được bao nhiêu :((.
Hôm đó ,là một buổi sáng mưa rất to, nó đến bv, 30p trôi qua kh một thành viên nào xuất hiện, Thầy đến và nói, " em gọi cho các bạn vào học, nghỉ như vậy bên trường mà biết sẽ cấm thi đó " , 15p trôi qua, goi dt không ai nghe máy, chỉ có nó và Thầy , Thầy nói " em có gì kh hiểu hỏi, có một người Thầy vẫn dạy ", lúc đó không có ý định khóc, nhưng chẳng hiểu sao khóe mắt ngấn nước. 24 tuổi, 12 năm là học sinh, 6 năm sv, nó thần tượng rất nhiều Thầy Cô, quý mên rất nhiều Thầy Cô, và kh ít lần xúc động trước tấm lòng yêu thương sv của không ít Thầy Cô, nhưng nó chưa có một người Thầy nào có thể làm cho nó rơi một giọt nước mắt.Vậy mà, hôm đó, nó đã khóc, khóc vì thương Thầy, khóc vì cảm thấy có lỗi với Thầy, khóc vì tiếc nuối, vì nó không tập trung nhiều cho việc học ls tâm thần trong những ngày đầu đến với chuyên khoa này, nó làm ngơ trước hành động lười biếng của những bạn trong tổ ( trước đây đâu có vậy, trước đây là nó đã mắng cho các bạn một trận, mà nếu có không mắng thì nó cũng gồng mình ra soạn bại, nhưng lần này nó ở vào cái thế , sức khỏe kh ổn, thêm cái môn phải trả nợ,nên đã lơ là :(( ).Lúc đó, chỉ muốn nói với Thầy, Thầy cho con xin lỗi.
Thầy dẫn nó xuống phòng bệnh của bs Nghĩa, để chỉ nó hai bệnh mà không có ở phòng bệnh của Thầy.Thầy nói, hai bệnh này phải biết.Thầy chỉ nó cách hỏi bệnh, khám bệnh, nhận diện triệu chứng.Nhờ sự hướng dẫn của Thầy nó hiểu thêm về những bài soạn của nó.Ngay lúc đó, nó thấy Thầy gần gũi và thân thiết như thể Thầy là ông ngoại của nó ^.^ .
Thầy của nó - Không chỉ là một người Thầy lớn của sv, mà còn là một người bạn của bệnh nhân.Mỗi lần xem Thầy khám bệnh hỏi bệnh, nó thích lắm.Thầy ân cần,thân thiện và lắng nghe từng điều mà bệnh nhân nói.Chưa bao giờ thấy Thầy nổi nóng.Bệnh nhân, thân nhân có nhiều loại, có người biết cách ứng xử, người không.Nhưng dường như với Thầy " All people will be his patients, he treat them as his patients ", chỉ có sự khác biệt trong điều trị vì mỗi bệnh mỗi khác, nhưng kh có sự khác biệt về thái độ về tấm lòng của người Thầy thuốc dành cho mỗi bệnh nhân khác nhau.
Thầy của nó - Chân nhân bất lộ diện.Nó biết , có rất nhiều người kh hiểu Thầy, kh hiểu cái nghệ thuật chữa bệnh của Thầy, không phải vì Thầy khó hiểu hay có vấn đề về tâm thần, mà là do mọi người kh chịu hiểu Thầy - vì Thầy quan tâm tới tất cả mọi người bằng tất cả sự chân thành, vì Thầy kh chỉ ngĩ cho riêng bản thân mình- cái điều này ngày càng xa xỉ và xa lạ với mọi người, nên mọi người thấy Thầy lạ kì và khó hiểu.Nó hiểu Thầy, kh phải vì nó tốt như Thầy; mà vì nó có vấn đề về tâm thần, nó bị trầm cảm, nó bị rối loạn thích ứng, nó bị PTSD...nhiều lắm, có lẽ vậy, nó hiểu nỗi đau của người nhà BN, hiểu được sự khó chịu của bn, hiểu được tấm lòng của người Thầy thuốc như Thầy. Không biết các bạn nó thế nào, nhưng với nó những gì Thầy nói, Thầy cố gắng làm cho bọn nó hiểu , kh phải vì muốn tốt cho bọn nó mà Thầy kh muốn sau này bọn nó vô tình trở thành những kẻ giết người hay làm người khác bệnh năng hơn mà không biết .Thầy làm tất cả vì bệnh nhân .
y5 khép lại ở khoa tâm thần, nơi mà nó tưởng chừng như kh học gì nhiều, lại là nơi học được nhiều nhất, đến với tâm thần hiểu thêm về cuộc sống, " cuộc sống có quá nhiều áp lực, nếu được hãy trao cho nhau sự thông cảm và yêu thương; nếu không ,thì cũng đừng áp bức, dẫm đạp xô đẩy nhau để sống " ; đến với tâm thần hiểu thế nào là sức mạnh niềm tin, sức mạnh tinh thần; đến với tâm thần mới thấy được vai trò của người Thầy thuốc; đến với tâm thần mới biết điều trị là cả một nghệ thuật, thuốc men kh thể phát huy hết tác dụng khi bệnh nhân mất đi niềm tin, và chúng ta điều trị cho một con người chứ không phải điều trị " con bệnh ":
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011
Thầy Nguyễn Duy Phong ^.^
Năm 2 ,nó được nghe kể về một người Thầy và sự tích bài ca con muỗi. Hihi, nghe nói, mùa hè xanh năm nào người Thầy ấy cũng tham gia, và kể sự tích con muỗi ^.^ .Nó thấy các anh chị,ai cũng kể về Thầy với tất cả sự kính trọng yêu thương ,rất nhiều tình cảm dành cho Thầy ^.^, nó ao ước được gặp Thầy - người được mệnh danh là " anh hùng " trong tâm thức của rất nhiều thế hệ sinh viên y dược.
Nó - nay là y5, nó hao hức được đi học Nhiễm để được gặp Thầy - oh, những gì chân thành và thật luôn thật, sáng nay nó được gặp Thầy, được nghe Thầy giảng, nó biết rằng sự ao ước ngày nào đã được đền đáp xứng đáng.
Tại khoa Việt -Anh....
Hình ảnh đầu tiên về Thầy , qua cuộc đối thoại giữa Thầy và cô kĩ thuật viên phòng xét nghiệm
Thầy : " Chị cho em mượn mấy cây bút ,em giảng bài cho sinh viên.Hai tuần nữa em đi Nga, cũng như mọi khi chị thấy cái lam nào kh dùng đến nữa, thấy chật chỗ, chị cho em, em đi theo "
oh, nó ngạc nhiên lắm, nó kh ngờ Thầy với cương vị một phó giáo sư, Thầy nói chuyện rất trìu mến, rất tình cảm ,không tỏ ra mình là kẻ bề trên, kẻ học cao, học vị nhiều với người khác .Đó là điều mà nó ít khi thấy ở những người có cái học vị là tiến sĩ, là giáo sư, ngay cả những người chỉ đơn thuần là bác sĩ mà trong cái cách họ nói chuyện với điều dưỡng, với kĩ thuật viên đã có chút gì là tự cho mình cao hơn người. Thầy làm nó bất ngờ.
Hình ảnh thứ hai về Thầy, qua cuộc nói chuyện giữa Thầy và anh bác sĩ chuyên tu ( xét về tuổi lớn hơn Thầy ):
Anh bs " Thầy cho em hỏi, kết quả xét nghiệm này là như thế nào "
Thầy " dạ, là như thế này ..."
Nó bất ngờ lần thứ 2, nó chưa bao giờ, nghe thầy cô nó,ngay cả những giảng viên trẻ xưng hô như thế với những học viên lớn tuổi hơn mình.
Hình ảnh thứ 3 về Thầy , Thầy và sinh viên, thích cái cách Thầy giảng bài cho sv, dễ hiểu, ngắn gọn và xúc tích, Thầy hướng dẫn sinh viên đến đúng nơi cần đến, đưa ra một chỉ dẫn ,nhưng không dắt tay ,mà để tự đi ^.^ .Thầy không la mắng hay nói shock mặc dù câu hỏi sv đưa ra rất ngớ ngẩn.Thầy không làm cho sv có cảm giác xa lạ và sợ hãi ^.^ .
Buổi sáng nay, nó học được bài học về KST SR ,bên cạnh đó học được ở Thầy một đức tính đó là " để tôn trọng bản thân mình trước hết là tôn trọng người khác " . Từ Thầy mình nhận thấy, anh học giỏi hay dở, bằng cấp anh cao hay thấp, anh giàu có hay nghèo,những điều đó không phải là cái quyết định một ai đó có được tôn trọng hay không, và những cái đó cũng không phải là cái làm anh cao hơn người khác, đứng trên người khác.Mỗi người một việc, một hoàn cảnh, một vị trí, vì mọi sự so sánh là khập khiễng nên khi nói một ai nói cao hơn ai , đứng trên ai là điều vô lý .Cuộc sống này bình đẳng cho mọi người về sự tôn trọng ,chỉ cần họ không làm điều gì phạm vào đạo đức,chuẩn mực văn hóa.Người ta tôn trọng nhau ở cách cư xử, ở cái nhận thức, trong cuộc sống giữa người với người .
Các anh chị, đồng nghiệp, quý mến Thầy , mình nghĩ không phải vì Thầy là phó giáo sư, vì Thầy giỏi ,mà vì cái cách Thầy ứng xử với mọi người rất thân thiện, hòa đồng.
Với mình Thầy thật sự là một người cao quý ^.^ .
Nó - nay là y5, nó hao hức được đi học Nhiễm để được gặp Thầy - oh, những gì chân thành và thật luôn thật, sáng nay nó được gặp Thầy, được nghe Thầy giảng, nó biết rằng sự ao ước ngày nào đã được đền đáp xứng đáng.
Tại khoa Việt -Anh....
Hình ảnh đầu tiên về Thầy , qua cuộc đối thoại giữa Thầy và cô kĩ thuật viên phòng xét nghiệm
Thầy : " Chị cho em mượn mấy cây bút ,em giảng bài cho sinh viên.Hai tuần nữa em đi Nga, cũng như mọi khi chị thấy cái lam nào kh dùng đến nữa, thấy chật chỗ, chị cho em, em đi theo "
oh, nó ngạc nhiên lắm, nó kh ngờ Thầy với cương vị một phó giáo sư, Thầy nói chuyện rất trìu mến, rất tình cảm ,không tỏ ra mình là kẻ bề trên, kẻ học cao, học vị nhiều với người khác .Đó là điều mà nó ít khi thấy ở những người có cái học vị là tiến sĩ, là giáo sư, ngay cả những người chỉ đơn thuần là bác sĩ mà trong cái cách họ nói chuyện với điều dưỡng, với kĩ thuật viên đã có chút gì là tự cho mình cao hơn người. Thầy làm nó bất ngờ.
Hình ảnh thứ hai về Thầy, qua cuộc nói chuyện giữa Thầy và anh bác sĩ chuyên tu ( xét về tuổi lớn hơn Thầy ):
Anh bs " Thầy cho em hỏi, kết quả xét nghiệm này là như thế nào "
Thầy " dạ, là như thế này ..."
Nó bất ngờ lần thứ 2, nó chưa bao giờ, nghe thầy cô nó,ngay cả những giảng viên trẻ xưng hô như thế với những học viên lớn tuổi hơn mình.
Hình ảnh thứ 3 về Thầy , Thầy và sinh viên, thích cái cách Thầy giảng bài cho sv, dễ hiểu, ngắn gọn và xúc tích, Thầy hướng dẫn sinh viên đến đúng nơi cần đến, đưa ra một chỉ dẫn ,nhưng không dắt tay ,mà để tự đi ^.^ .Thầy không la mắng hay nói shock mặc dù câu hỏi sv đưa ra rất ngớ ngẩn.Thầy không làm cho sv có cảm giác xa lạ và sợ hãi ^.^ .
Buổi sáng nay, nó học được bài học về KST SR ,bên cạnh đó học được ở Thầy một đức tính đó là " để tôn trọng bản thân mình trước hết là tôn trọng người khác " . Từ Thầy mình nhận thấy, anh học giỏi hay dở, bằng cấp anh cao hay thấp, anh giàu có hay nghèo,những điều đó không phải là cái quyết định một ai đó có được tôn trọng hay không, và những cái đó cũng không phải là cái làm anh cao hơn người khác, đứng trên người khác.Mỗi người một việc, một hoàn cảnh, một vị trí, vì mọi sự so sánh là khập khiễng nên khi nói một ai nói cao hơn ai , đứng trên ai là điều vô lý .Cuộc sống này bình đẳng cho mọi người về sự tôn trọng ,chỉ cần họ không làm điều gì phạm vào đạo đức,chuẩn mực văn hóa.Người ta tôn trọng nhau ở cách cư xử, ở cái nhận thức, trong cuộc sống giữa người với người .
Các anh chị, đồng nghiệp, quý mến Thầy , mình nghĩ không phải vì Thầy là phó giáo sư, vì Thầy giỏi ,mà vì cái cách Thầy ứng xử với mọi người rất thân thiện, hòa đồng.
Với mình Thầy thật sự là một người cao quý ^.^ .
Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011
G4 - Nổi tiếng một thời
Đọc xong dự án của thầy Vũ dành cho y2, mình nhớ tới nhóm mình, mình đã từng có một nhóm học tập tích cực, nhóm hoạt động đúng 4 tháng và tan rã( vì nhiều lý do).
Nhóm mình chỉ có 4 người, 3 XY, 1 XX.Nhóm học kh giỏi, cũng kh hẳn là khá, nhưng đủ sức để vượt qua những kì thi và có tinh thần thép để trụ lại ở trường y.4 tháng hoạt động với hai mảng khá lớn là : rối loạn điện giải và Toan kiềm; một triệu chứng " Phù".Bài do nhóm soạn khá là kĩ và chi tiết, chia nhau mỗi người một phần, đọc rất là nhiều sách ,sách nào có thể đọc là đọc kh phân biệt ta hay tây, để hiểu và giảng cho nhau nghe, sau đó tóm gọn lại.......ngày đó thật vui, nhớ những ngày học ở lầu 4, và lầu 8.
Cuối cùng vẫn tan rã trong im lặng( kh hề có cãi nhau )
Ngày nhóm tan rã mình chỉ tìm thấy 4 nguyên nhân:
1.Lười biếng( trong nhóm có một tên khá lười, nên làm công việc của nhóm bị chậm, làm đình trệ( lúc đó mọi người đang điên cuồng với thi cử nên cũng dễ bị stress--> bất hòa xảy ra); 3 người còn lại kh lười nhưng đến hè cũng sinh tính lười làm những kế hoạch của nhóm chỉ ở trên giấy tờ).
2.Mỗi người đều ý thức học là cho chính mình, nhưng chưa học được cách vì người khác, tinh thần trách nhiệm và chưa biết cách làm việc nhóm.
3.Đây là cách học tích cực rất tốt, nhưng chiếm nhiều thời gian và yêu cầu đầu tư công sức nhiều, bọn mình mất đi một lượng thời gian khá lớn kh học được bài để đi thi, trắc nghiệm đánh cũng kh kịp, có lẽ thế mà mọi người đều suy nghĩ.........
4.Năng lực của trưởng nhóm bị hạn chế, có lẽ chưa biết cách tổ chức và điều hòa công việc của nhóm.Ngày đó nhóm trưởng mắc thi lại hai môn và đi chơi trong hè , nên làm kế họach học trong hè của nhóm phá sản--> giống như giọt nước tràn ly, nhóm tan rã luôn.
Now, mình biết thêm một lý do nữa là nhóm thiếu sự hướng dẫn của bậc tiền bối.
Hôm nay nhớ về G4.
PS: trưởng nhóm là tớ đấy.
Nhóm mình chỉ có 4 người, 3 XY, 1 XX.Nhóm học kh giỏi, cũng kh hẳn là khá, nhưng đủ sức để vượt qua những kì thi và có tinh thần thép để trụ lại ở trường y.4 tháng hoạt động với hai mảng khá lớn là : rối loạn điện giải và Toan kiềm; một triệu chứng " Phù".Bài do nhóm soạn khá là kĩ và chi tiết, chia nhau mỗi người một phần, đọc rất là nhiều sách ,sách nào có thể đọc là đọc kh phân biệt ta hay tây, để hiểu và giảng cho nhau nghe, sau đó tóm gọn lại.......ngày đó thật vui, nhớ những ngày học ở lầu 4, và lầu 8.
Cuối cùng vẫn tan rã trong im lặng( kh hề có cãi nhau )
Ngày nhóm tan rã mình chỉ tìm thấy 4 nguyên nhân:
1.Lười biếng( trong nhóm có một tên khá lười, nên làm công việc của nhóm bị chậm, làm đình trệ( lúc đó mọi người đang điên cuồng với thi cử nên cũng dễ bị stress--> bất hòa xảy ra); 3 người còn lại kh lười nhưng đến hè cũng sinh tính lười làm những kế hoạch của nhóm chỉ ở trên giấy tờ).
2.Mỗi người đều ý thức học là cho chính mình, nhưng chưa học được cách vì người khác, tinh thần trách nhiệm và chưa biết cách làm việc nhóm.
3.Đây là cách học tích cực rất tốt, nhưng chiếm nhiều thời gian và yêu cầu đầu tư công sức nhiều, bọn mình mất đi một lượng thời gian khá lớn kh học được bài để đi thi, trắc nghiệm đánh cũng kh kịp, có lẽ thế mà mọi người đều suy nghĩ.........
4.Năng lực của trưởng nhóm bị hạn chế, có lẽ chưa biết cách tổ chức và điều hòa công việc của nhóm.Ngày đó nhóm trưởng mắc thi lại hai môn và đi chơi trong hè , nên làm kế họach học trong hè của nhóm phá sản--> giống như giọt nước tràn ly, nhóm tan rã luôn.
Now, mình biết thêm một lý do nữa là nhóm thiếu sự hướng dẫn của bậc tiền bối.
Hôm nay nhớ về G4.
PS: trưởng nhóm là tớ đấy.
Đêm trực .... thất bại
đêm trực cuối
có cái may mà kh may
không may là
nó lăng xăng
lo tìm bệnh án để trình
nó ghét cái vụ đi trực , sáng hôm sau phải có bệnh án giao ban
nó thích giao ban kiểu anh Thắng
nhưng nó vẫn sợ người lên giao ban kh phải là anh Thắng, mà kh có bệnh án là không được
uh, nó lăng xăng chạy kiếm bệnh, bệnh kh thiếu, nhưng quá sức của nó
xuống phòng sanh thì bị hỏi này hỏi kia, bị gây khó dễ
.......................
cuối cùng nó có một bệnh án mà nó không dám đứng lên trình, ngay cả nó, khi đọc cái bệnh án đó lên, nó thấy rất tệ
trình bệnh vậy ,đâu có hiệu quả gì
là lỗi ở nó
nếu nó bỏ qua những khó chịu đó, nó thức hết đêm dưới phòng sanh thì chắc cũng có bệnh án để trình
nhưng nó lại kh làm vậy
nó muốn làm một bệnh án dẽ dàng mà không cần phải theo dõi
nếu sáng nay nó đủ tự tin, bản lĩnh , thì nó đã chạy xuống nói với chị
nhưng nó sợ giao ban, nó sợ đối diện với cái bệnh án đó
nó sợ ánh mắt của thầy
nó sợ nhiều thứ quá
có lẽ nỗi sợ lớn nhất là chính nó
nó kh đủ tự tin để đọc lên cái bệnh án nó làm
nó kh đủ can đảm để nhìn nhận về đêm trực của nó
sau này nó đi làm , nó đâu có cái quyền lựa chọn giao ban hay không giao ban
sáng nay, nó đã nhận hết lỗi về mình
nó thấy thanh thản, khi nó đưa ra quyết định nó
lần đầu tiên nó đã thắng chính bản thân nó
nhận cái lỗi, chịu trách nhiệm về hành động của mình
nhưng sao nó nước mắt lại chảy
vì đêm hôm qua nó có một mình
nếu là cả nhóm đã không xảy ra chuyện như sáng nay
tại sao chỉ có mình nó phải chịu trách nhiệm về đêm trực
nó thấy thất vọng quá
mọi người sao lại đẩy nó vào cái thế đó
hôm qua nó thấy nó lạc lõng quá chừng
nó thấy nó bơ vơ
:(
cái may là
nó hôm qua ở cấp cứu học được nhiều điều
nó ngồi nghe chị tư vấn cho Bn
nó học được nhiều
ra huyết âm đạo, kh phải là đơn giản, nhiều lúc chẩn đoán dễ dàng, nhiều lúc kh biết máu từ đâu chảy ra
có ở dưới cấp cứu nó mới biết cái bệnh TNTC có nhiều quá, đa dạng luôn.
cấp cứu sản kh bận rộn như nội ngoại, nhưng khi có cấp cứu là đúng nghĩa cấp cứu, nhanh và khẩn trương
cái suy trong nội ngoại còn cứa kịp
cái suy thai trong cấp cứu sản, đôi lúc chỉ biết nó tay chịu
có những lúc sự sống và cái chết chỉ cách nhau một giây
hôm qua nó thấy tim thai em bé đập
thích quá, cái hình thái của thai nhi cũng ngộ ghê luôn
uh, nếu kh phải vì lo kiếm bệnh án trình, n1o nghĩ nó sẽ học nhiều hơn
anh Thắng nói đúng, đi trực kh phải là để làm bệnh án
mà là quan sát là học hỏi , học từ cái sai cái đúng của người khác
hôm qua mình mới thấy tiếc nuối
mình đã có 6 tuần đi trực kh vướng bận chuyện giao ban
nhưng mình đã kh trực tích cực
vào cho có, cho biết chút rùi về
thậm chí còn chán đi trực
uh
mình thấy mình tệ quá
nếu kh có chuyện sáng nay, chắc mình chưa tỉnh ra
mình trở nên nhút nhát và thiếu can đảm từ lúc nào
bản lĩnh của mình mất đâu rùi
..........................................................................
đêm trực cuối, nó bơ vơ lạc lõng
đêm trực cuối
sáng ra trực đầy nước mắt
một đêm trực kh yên vì bệnh án
một đêm trực mà nó học được nhiều
một đêm trực giúp nó nhận ra , h nó đang như thế nào
có cái may mà kh may
không may là
nó lăng xăng
lo tìm bệnh án để trình
nó ghét cái vụ đi trực , sáng hôm sau phải có bệnh án giao ban
nó thích giao ban kiểu anh Thắng
nhưng nó vẫn sợ người lên giao ban kh phải là anh Thắng, mà kh có bệnh án là không được
uh, nó lăng xăng chạy kiếm bệnh, bệnh kh thiếu, nhưng quá sức của nó
xuống phòng sanh thì bị hỏi này hỏi kia, bị gây khó dễ
.......................
cuối cùng nó có một bệnh án mà nó không dám đứng lên trình, ngay cả nó, khi đọc cái bệnh án đó lên, nó thấy rất tệ
trình bệnh vậy ,đâu có hiệu quả gì
là lỗi ở nó
nếu nó bỏ qua những khó chịu đó, nó thức hết đêm dưới phòng sanh thì chắc cũng có bệnh án để trình
nhưng nó lại kh làm vậy
nó muốn làm một bệnh án dẽ dàng mà không cần phải theo dõi
nếu sáng nay nó đủ tự tin, bản lĩnh , thì nó đã chạy xuống nói với chị
nhưng nó sợ giao ban, nó sợ đối diện với cái bệnh án đó
nó sợ ánh mắt của thầy
nó sợ nhiều thứ quá
có lẽ nỗi sợ lớn nhất là chính nó
nó kh đủ tự tin để đọc lên cái bệnh án nó làm
nó kh đủ can đảm để nhìn nhận về đêm trực của nó
sau này nó đi làm , nó đâu có cái quyền lựa chọn giao ban hay không giao ban
sáng nay, nó đã nhận hết lỗi về mình
nó thấy thanh thản, khi nó đưa ra quyết định nó
lần đầu tiên nó đã thắng chính bản thân nó
nhận cái lỗi, chịu trách nhiệm về hành động của mình
nhưng sao nó nước mắt lại chảy
vì đêm hôm qua nó có một mình
nếu là cả nhóm đã không xảy ra chuyện như sáng nay
tại sao chỉ có mình nó phải chịu trách nhiệm về đêm trực
nó thấy thất vọng quá
mọi người sao lại đẩy nó vào cái thế đó
hôm qua nó thấy nó lạc lõng quá chừng
nó thấy nó bơ vơ
:(
cái may là
nó hôm qua ở cấp cứu học được nhiều điều
nó ngồi nghe chị tư vấn cho Bn
nó học được nhiều
ra huyết âm đạo, kh phải là đơn giản, nhiều lúc chẩn đoán dễ dàng, nhiều lúc kh biết máu từ đâu chảy ra
có ở dưới cấp cứu nó mới biết cái bệnh TNTC có nhiều quá, đa dạng luôn.
cấp cứu sản kh bận rộn như nội ngoại, nhưng khi có cấp cứu là đúng nghĩa cấp cứu, nhanh và khẩn trương
cái suy trong nội ngoại còn cứa kịp
cái suy thai trong cấp cứu sản, đôi lúc chỉ biết nó tay chịu
có những lúc sự sống và cái chết chỉ cách nhau một giây
hôm qua nó thấy tim thai em bé đập
thích quá, cái hình thái của thai nhi cũng ngộ ghê luôn
uh, nếu kh phải vì lo kiếm bệnh án trình, n1o nghĩ nó sẽ học nhiều hơn
anh Thắng nói đúng, đi trực kh phải là để làm bệnh án
mà là quan sát là học hỏi , học từ cái sai cái đúng của người khác
hôm qua mình mới thấy tiếc nuối
mình đã có 6 tuần đi trực kh vướng bận chuyện giao ban
nhưng mình đã kh trực tích cực
vào cho có, cho biết chút rùi về
thậm chí còn chán đi trực
uh
mình thấy mình tệ quá
nếu kh có chuyện sáng nay, chắc mình chưa tỉnh ra
mình trở nên nhút nhát và thiếu can đảm từ lúc nào
bản lĩnh của mình mất đâu rùi
..........................................................................
đêm trực cuối, nó bơ vơ lạc lõng
đêm trực cuối
sáng ra trực đầy nước mắt
một đêm trực kh yên vì bệnh án
một đêm trực mà nó học được nhiều
một đêm trực giúp nó nhận ra , h nó đang như thế nào
Thầy Âu Nhựt Luân
muốn viết một bài về thầy Luân
người thầy mình rất ngưỡng mộ
cái ngày đầu tiên biết thầy
thấy thầy ngồ ngộ sao đó
đầu tiên là cách xưng hô, thầy làm bọn mình shock
thầy cỡ tuổi ba bọn mình
nhưng lúc nào cũng xưng anh với bọn mình
vui lắm
gặp thầy ở bv
trò cứ một hai thưa thầy, dạ thưa thầy
thầy thì cứ " anh nói các em bao nhiêu lần rùi, học vậy ah "
bài đầu tiên thầy giảng là bài sinh lý buồng trứng, kế đến là sinh lý thụ tinh và thụ thai, cuối cùng là các biện pháp tránh thai
thầy gọi cái bài đó là chuyện tình Romeo và Juliet
thầy cụ thể hóa bài giảng của thầy
nên từng lời thầy nói , kh cần gắn thêm cái cánh, kh cần phải hét thật lớn, kh cần dựng hình lại, mà chúng vẫn thăng hoa, vẫn sinh động và cụ thể, cứ thế đi vào từng cái đầu nhỏ bé, đánh thức những bộ não bên trong ấy tỉnh dậy
học với thầy, kh chỉ được hiểu và nắm vững kiến thức về Sản khoa, mà còn được học phương pháp học, tinh thần học, được thầy truyền cho ngọn lửa đam mê với nghề
học với thầy mới thấy mình là những chú vẹt con, cần phải thức tỉnh cơn mê
quý thầy lắm, ngưỡng mộ thầy :)
người thầy mình rất ngưỡng mộ
cái ngày đầu tiên biết thầy
thấy thầy ngồ ngộ sao đó
đầu tiên là cách xưng hô, thầy làm bọn mình shock
thầy cỡ tuổi ba bọn mình
nhưng lúc nào cũng xưng anh với bọn mình
vui lắm
gặp thầy ở bv
trò cứ một hai thưa thầy, dạ thưa thầy
thầy thì cứ " anh nói các em bao nhiêu lần rùi, học vậy ah "
bài đầu tiên thầy giảng là bài sinh lý buồng trứng, kế đến là sinh lý thụ tinh và thụ thai, cuối cùng là các biện pháp tránh thai
thầy gọi cái bài đó là chuyện tình Romeo và Juliet
thầy cụ thể hóa bài giảng của thầy
nên từng lời thầy nói , kh cần gắn thêm cái cánh, kh cần phải hét thật lớn, kh cần dựng hình lại, mà chúng vẫn thăng hoa, vẫn sinh động và cụ thể, cứ thế đi vào từng cái đầu nhỏ bé, đánh thức những bộ não bên trong ấy tỉnh dậy
học với thầy, kh chỉ được hiểu và nắm vững kiến thức về Sản khoa, mà còn được học phương pháp học, tinh thần học, được thầy truyền cho ngọn lửa đam mê với nghề
học với thầy mới thấy mình là những chú vẹt con, cần phải thức tỉnh cơn mê
quý thầy lắm, ngưỡng mộ thầy :)
Nó trưởng thành hơn từ những đêm trực
Học được 7 tuần
đi trực 6 tuần
nó vẫn chưa đỡ sanh được ca nào
chưa khâu tầng sinh môn một ca nào
đi trực
nó làm gì
kh làm gì nhiều
hỏi sản phụ về thai kì của họ
làm thủ thuật Leopold
khám trong
đọc CTG
và diễn tiến chuyển dạ
chỉ làm nhiêu đó
với một hoặc hai ca
đúng 23h là rời khỏi bv
về nhà
tiếp tục đọc sách
.................
bạn nói, năm nay thấy nó
nhát hơn năm ngoái, lười hơn năm ngoái
nó chỉ mỉm cười và lặng im
chợt nhớ đến thầy Nghĩa " đôi lúc sợ làm con người ta nhát "
đúng nó sợ
nó sợ nó gây nguy hiểm cho Bn
nó kh tự tin vào lượng kiến thức trong đầu nó
nó chưa biết những việc nó làm là đúng hay sai
khi kh có giảng viên bên cạnh
nên nó đi trực
quan sát là chủ yếu
nó chỉ làm những việc mà nó chắc nó đảm bảo được an toàn cho Bn
..........................trở về ngày trước
năm 2, nó bắt đầu đi bv
nó đi nhiều
rất nhiều
nó làm như một người kh có cái đầu để suy nghĩ ( now mới thấy điều đó )
nó làm như một người học nghề, chứ kh phải học để trở thành bác sĩ
nhớ như in, ngày đó, cái ngày, cô Xuân nói nó đi tiêm thuốc cho BN
cô kh đi theo nó
chỉ có nó, và cây kim , lọ thuốc, chai dịch để truyền tĩnh mạch
nó làm xong
đi về
mà lòng nó kh yên chút nào
nó sợ Bn xảy ra chuyện, nó càng sợ hơn khi nó lật sách đọc phần tai biến truyền dịch xuất phát từ những cái sai của thao tác
nó ngờ ngờ nó đã sai bước nào đó trong lúc truyền dịch qua TM cho BN
một thao tác rất nhỏ
nó chạy vào bv
xem BN thế nào
may quá, Bn ổn, và có ai đó đã giúp nó sửa sai kịp thời, để tránh hậu quả
sư phụ nói với nó
sai sót cho ta kinh nghiệm
và kinh nghiệm đôi lúc trả giá bằng sinh mạng của một ai đó
nó vẫn chưa thấy cái điều mà nó cần phải thấy.........
năm 3
nó đi cc học, đi còn nhiều hơn bác sĩ làm ở cc
nó kh còn để ý đến cái bài học , năm 2
có anh chị, khuyến khích nó làm nhiều vào
có anh chị, nói nó, đi ít lại, ở nàh đọc sách và học bài
nó đứng giữa và phân vân
cuối cùng nó
vẫn lao vào cc, như một con thiêu thân
để rùi sau đó nó nhận ra, nó đã lãng phí thời gian và sức khỏe
nó nhận ra nó háo thắng, và nó như những người bạn khác, chưa đủ bản lĩnh, để xác định những gì mình cần và kh cần
nó từng ganh tỵ và thấy buồn, khi bạn bè nó , khoe được làm cái này cái kia, biết làm cái này cái kia, nó cũng muốn biết ( h thì nó phớt lờ chuyện đó rùi)
sau hơn một năm
mà nó chẳng thu được gì nhiều, vì chưa biết cách học
nó chỉ rút ra một điều nó thật là trẻ con
năm 4,
nó đi trực bv, kh thiết tha như trước
tự nhiên siêng đọc sách
nó cứ nghĩ mình lười, mình kh còn niềm đam mê
nó nghĩ mình thay đổi
nhưng ngày hôm nay, khi nó thấy nó lúng túng trước những cái nó kh chắc , kh đủ tự tin về kiến thức, (nó kh sợ phần kĩ năng ) ở trong phòng sanh
nó nhận ra
năm nay nó kh lười, kh sợ
chỉ là
nó kh ôm đồm như trước, cái gì cũng muốn biết, muốn làm cho biết
năm nay, nó focus đúng mục tiêu
cái quan trọng nó rút ra
tại sao cứ phải cố tỏ ra mình là bác sĩ khi mình đang ở vị trí của sinh viên
nó có cả đời để trực đêm ở Bv
có cả đời để làm những điều mà giờ nó muốn làm
nhưng nó kh có thời gian để quay lại học những kiến thức, những cái cơ bản mà nó để vụt qua
ngày đó nó nghe theo lời của sư phụ mà không suy nghĩ
ngày nó nó thần tượng sư phụ, khi nghe sư phụ kể về những đêm trực
mà chưa bao giờ đặt câu hỏi
lời sư phụ kể có phải là thật
nó nhận ra, 3 năm qua, nó háo thắng, nóng vội, rất trẻ con trong suy nghĩ, thiếu kiên định và bản lĩnh
năm nay nó khác rùi
nó tự nhận thấy là nó trưởng thành hơn rùi
nó không còn háo thắng, không còn buồn, không còn cố giành giựt với các bạn để được làm
không thấy tự ti khi thấy bạn biết nhiều hơn mình
năng lực mỗi người khác nhau
có người làm được nhiều việc cùng một lúc
người thì không
nó thuộc cái diện thứ 2
nên nó phải đi từ từ
từ việc nhỏ nhặt nhất
vẫn còn nhớ lời thầy Khánh Trang nói với nó. lúc nó hỏi thầy
thầy nói, " biết thế nào là bình thường, thế nào là bất thường là tốt rồi, muốn biết bất thường đó là gì, now chưa cần thiết, nhưng đủ khả năng thì em cứ tìm hiểu thêm, nhưng đừng bao giờ đốt cháy giai đoạn, nếu thấy mình chưa thật sự vững vàng những cái cơ bản , thì đừng bao giờ leo cao hơn mức đó, sai những điều cơ bản là những cái sai không bao giờ chấp nhận được, là cái sai nặng nhất trong số những cái sai " và học từ " thực tế "
nó lặng lẽ, học với Bn, học những điều nhỏ nhặt nhất
vậy mà đã ba lần bị mời khéo ra khỏi phòng khám, chỉ vì nó muốn tiếp cận BN từ những điều cơ bản, từ vấn đề của Bn khi mình ở vị trí là người tiếp cận đầu tiên ( mình ghét bác sĩ ở phòng khám )
nó bỏ ngoài tai, những lời khiêu khích, nói shock của bạn bè, những việc, những câu chuyện li kì hấp dẫn của bạn bè từ những đêm trực của họ
nó cũng không xô bồ mà chạy theo số đông, nó bỏ ngoài tai những lới nói về việc nó làm ( cái đúng thì vẫn nghe, nhưng cái kh đúng thì kh quan tâm )
nó vẫn lăn xả trên lâm sàng
nhưng chỉ là giờ học lâm sàng
nó không còn đi trực như năm 3, năm 2, năm 1
ngày đó nó phung phí sức khỏe ( h nghĩ lại thấy mình thật ngốc)
giờ nó biết trân trọng sức khỏe của mình
có một điều quan trọng hơn cả điều đó
là nó ý thức được
cái đầu quan trọng hơn
kĩ năng, chỉ cần một vài năm là okie
cái đầu đôi khi mất cả đời để vun đắp
nhưng muốn càng lên cao, càng vun đắp dc nhiều
thì giờ nó phải xây dựng những viên gạch đầu tiên, nền tảng cơ bản
thầy cô, thường nói bọn nó may mắn, vì ở VN được thuận lợi học lâm sàng
sv nước ngoài kh may mắn như bọn nó
nhưng sao vẫn có sự chênh lệch trình độ và kiến thức giữa ta và họ
va tại sao bác sĩ nước nhà vẫn ra nước ngoài học
sự khác biệt ở chỗ " lí luận "
có những người thợ cái đầu không bằng thầy, mà kĩ năng vẫn tốt
vậy thì một cái đầu tốt, thì kĩ năng chắc chắn không tồi
nó thấy hết buồn rùi
nó không còn buồn về chuyện Nội lâm sàng
về Nhi lâm sàng nữa
nó học được nhiều điều
nhưng có lẽ những điều nó học nhỏ nhoi quá
và nó chưa ý thức được tâm quan trọng của những điều cơ bản nó
nên nó buồn
điểm thi, đúng là thấp
nhưng do nó không biết cách học thi
và lúc đó nó vẫn còn trẻ con, nó buồn khi thấy mọi người nói về những điều nó kh biết,những điều quá cao siêu
mà nó quên tự hỏi, liệu những cái cơ bản những con người đó đã nắm hết chưa
giờ nó hết buồn rùi
vì nó biết
niềm đam mê không mất đi
nó biết nó vẫn đúng trong cách học
còn chuyện thi NT
đương nhiên vẫn cố hết mình
ước mơ của nó mà
:)
đi trực 6 tuần
nó vẫn chưa đỡ sanh được ca nào
chưa khâu tầng sinh môn một ca nào
đi trực
nó làm gì
kh làm gì nhiều
hỏi sản phụ về thai kì của họ
làm thủ thuật Leopold
khám trong
đọc CTG
và diễn tiến chuyển dạ
chỉ làm nhiêu đó
với một hoặc hai ca
đúng 23h là rời khỏi bv
về nhà
tiếp tục đọc sách
.................
bạn nói, năm nay thấy nó
nhát hơn năm ngoái, lười hơn năm ngoái
nó chỉ mỉm cười và lặng im
chợt nhớ đến thầy Nghĩa " đôi lúc sợ làm con người ta nhát "
đúng nó sợ
nó sợ nó gây nguy hiểm cho Bn
nó kh tự tin vào lượng kiến thức trong đầu nó
nó chưa biết những việc nó làm là đúng hay sai
khi kh có giảng viên bên cạnh
nên nó đi trực
quan sát là chủ yếu
nó chỉ làm những việc mà nó chắc nó đảm bảo được an toàn cho Bn
..........................trở về ngày trước
năm 2, nó bắt đầu đi bv
nó đi nhiều
rất nhiều
nó làm như một người kh có cái đầu để suy nghĩ ( now mới thấy điều đó )
nó làm như một người học nghề, chứ kh phải học để trở thành bác sĩ
nhớ như in, ngày đó, cái ngày, cô Xuân nói nó đi tiêm thuốc cho BN
cô kh đi theo nó
chỉ có nó, và cây kim , lọ thuốc, chai dịch để truyền tĩnh mạch
nó làm xong
đi về
mà lòng nó kh yên chút nào
nó sợ Bn xảy ra chuyện, nó càng sợ hơn khi nó lật sách đọc phần tai biến truyền dịch xuất phát từ những cái sai của thao tác
nó ngờ ngờ nó đã sai bước nào đó trong lúc truyền dịch qua TM cho BN
một thao tác rất nhỏ
nó chạy vào bv
xem BN thế nào
may quá, Bn ổn, và có ai đó đã giúp nó sửa sai kịp thời, để tránh hậu quả
sư phụ nói với nó
sai sót cho ta kinh nghiệm
và kinh nghiệm đôi lúc trả giá bằng sinh mạng của một ai đó
nó vẫn chưa thấy cái điều mà nó cần phải thấy.........
năm 3
nó đi cc học, đi còn nhiều hơn bác sĩ làm ở cc
nó kh còn để ý đến cái bài học , năm 2
có anh chị, khuyến khích nó làm nhiều vào
có anh chị, nói nó, đi ít lại, ở nàh đọc sách và học bài
nó đứng giữa và phân vân
cuối cùng nó
vẫn lao vào cc, như một con thiêu thân
để rùi sau đó nó nhận ra, nó đã lãng phí thời gian và sức khỏe
nó nhận ra nó háo thắng, và nó như những người bạn khác, chưa đủ bản lĩnh, để xác định những gì mình cần và kh cần
nó từng ganh tỵ và thấy buồn, khi bạn bè nó , khoe được làm cái này cái kia, biết làm cái này cái kia, nó cũng muốn biết ( h thì nó phớt lờ chuyện đó rùi)
sau hơn một năm
mà nó chẳng thu được gì nhiều, vì chưa biết cách học
nó chỉ rút ra một điều nó thật là trẻ con
năm 4,
nó đi trực bv, kh thiết tha như trước
tự nhiên siêng đọc sách
nó cứ nghĩ mình lười, mình kh còn niềm đam mê
nó nghĩ mình thay đổi
nhưng ngày hôm nay, khi nó thấy nó lúng túng trước những cái nó kh chắc , kh đủ tự tin về kiến thức, (nó kh sợ phần kĩ năng ) ở trong phòng sanh
nó nhận ra
năm nay nó kh lười, kh sợ
chỉ là
nó kh ôm đồm như trước, cái gì cũng muốn biết, muốn làm cho biết
năm nay, nó focus đúng mục tiêu
cái quan trọng nó rút ra
tại sao cứ phải cố tỏ ra mình là bác sĩ khi mình đang ở vị trí của sinh viên
nó có cả đời để trực đêm ở Bv
có cả đời để làm những điều mà giờ nó muốn làm
nhưng nó kh có thời gian để quay lại học những kiến thức, những cái cơ bản mà nó để vụt qua
ngày đó nó nghe theo lời của sư phụ mà không suy nghĩ
ngày nó nó thần tượng sư phụ, khi nghe sư phụ kể về những đêm trực
mà chưa bao giờ đặt câu hỏi
lời sư phụ kể có phải là thật
nó nhận ra, 3 năm qua, nó háo thắng, nóng vội, rất trẻ con trong suy nghĩ, thiếu kiên định và bản lĩnh
năm nay nó khác rùi
nó tự nhận thấy là nó trưởng thành hơn rùi
nó không còn háo thắng, không còn buồn, không còn cố giành giựt với các bạn để được làm
không thấy tự ti khi thấy bạn biết nhiều hơn mình
năng lực mỗi người khác nhau
có người làm được nhiều việc cùng một lúc
người thì không
nó thuộc cái diện thứ 2
nên nó phải đi từ từ
từ việc nhỏ nhặt nhất
vẫn còn nhớ lời thầy Khánh Trang nói với nó. lúc nó hỏi thầy
thầy nói, " biết thế nào là bình thường, thế nào là bất thường là tốt rồi, muốn biết bất thường đó là gì, now chưa cần thiết, nhưng đủ khả năng thì em cứ tìm hiểu thêm, nhưng đừng bao giờ đốt cháy giai đoạn, nếu thấy mình chưa thật sự vững vàng những cái cơ bản , thì đừng bao giờ leo cao hơn mức đó, sai những điều cơ bản là những cái sai không bao giờ chấp nhận được, là cái sai nặng nhất trong số những cái sai " và học từ " thực tế "
nó lặng lẽ, học với Bn, học những điều nhỏ nhặt nhất
vậy mà đã ba lần bị mời khéo ra khỏi phòng khám, chỉ vì nó muốn tiếp cận BN từ những điều cơ bản, từ vấn đề của Bn khi mình ở vị trí là người tiếp cận đầu tiên ( mình ghét bác sĩ ở phòng khám )
nó bỏ ngoài tai, những lời khiêu khích, nói shock của bạn bè, những việc, những câu chuyện li kì hấp dẫn của bạn bè từ những đêm trực của họ
nó cũng không xô bồ mà chạy theo số đông, nó bỏ ngoài tai những lới nói về việc nó làm ( cái đúng thì vẫn nghe, nhưng cái kh đúng thì kh quan tâm )
nó vẫn lăn xả trên lâm sàng
nhưng chỉ là giờ học lâm sàng
nó không còn đi trực như năm 3, năm 2, năm 1
ngày đó nó phung phí sức khỏe ( h nghĩ lại thấy mình thật ngốc)
giờ nó biết trân trọng sức khỏe của mình
có một điều quan trọng hơn cả điều đó
là nó ý thức được
cái đầu quan trọng hơn
kĩ năng, chỉ cần một vài năm là okie
cái đầu đôi khi mất cả đời để vun đắp
nhưng muốn càng lên cao, càng vun đắp dc nhiều
thì giờ nó phải xây dựng những viên gạch đầu tiên, nền tảng cơ bản
thầy cô, thường nói bọn nó may mắn, vì ở VN được thuận lợi học lâm sàng
sv nước ngoài kh may mắn như bọn nó
nhưng sao vẫn có sự chênh lệch trình độ và kiến thức giữa ta và họ
va tại sao bác sĩ nước nhà vẫn ra nước ngoài học
sự khác biệt ở chỗ " lí luận "
có những người thợ cái đầu không bằng thầy, mà kĩ năng vẫn tốt
vậy thì một cái đầu tốt, thì kĩ năng chắc chắn không tồi
nó thấy hết buồn rùi
nó không còn buồn về chuyện Nội lâm sàng
về Nhi lâm sàng nữa
nó học được nhiều điều
nhưng có lẽ những điều nó học nhỏ nhoi quá
và nó chưa ý thức được tâm quan trọng của những điều cơ bản nó
nên nó buồn
điểm thi, đúng là thấp
nhưng do nó không biết cách học thi
và lúc đó nó vẫn còn trẻ con, nó buồn khi thấy mọi người nói về những điều nó kh biết,những điều quá cao siêu
mà nó quên tự hỏi, liệu những cái cơ bản những con người đó đã nắm hết chưa
giờ nó hết buồn rùi
vì nó biết
niềm đam mê không mất đi
nó biết nó vẫn đúng trong cách học
còn chuyện thi NT
đương nhiên vẫn cố hết mình
ước mơ của nó mà
:)
Thi skill GDSK
Hôm nay đi thi có hai việc đáng nhớ:
Chuyện thứ nhất:
năm 2: skill tâm lý
Cô: ai dạy em?sinh viên y mà kiến thức tư vấn bệnh cho Bn kiểu vậy hả?
Mình: lúc trước thi cô Thảo dặn bọn em chỉ cần thể hiện tốt kĩ năng, kh cần đi sâu quá vào kiến thức về bệnh học vì mới là năm 2.
Cô: đập mạnh tay xuống bàn.
Mình: nhìn thẳng vào cô với ánh mắt hình viên đạn
--> mình rớt,chạy hỏi cô Thảo sao em làm đủ các kĩ năng mà em vẫn rớt, cô Thảo lật lại bài thi, và nói, giáo viên chấm thi cho em, chỉ cho em điểm ba kĩ năng, tất cả kĩ năng khác kh có.Lúc đó, người làm bạn BN cho mình ngạc nhiên, cả tổ ngạc nhiên vì có kĩ năng nào mà mình chưa làm đâu, nói mình làm kh tôt nghe có lý hơn là kh làm gì cả.Cô Thảo chỉ nói một câu, h lên điểm hết rùi, gv chấm thi h cũng kh có ở đây, em thi lại lấy điểm cao hơn.
từ lúc đó ghét bộ môn tâm lý, họ mà chuyên viên tâm lý ah.( còn thua mình )
năm 4: skill gdsk
cô Thảo:( đang thi, cô nói được rùi , em dừng lại, chỉ còn hai câu nữa là mình hoàn thành xuất sắc) em quên dặn dò kiến thức cho người dân nên em mới nhớ ra rùi làm tiếp phải kh?
Mình: dạ kh, em làm theo trình tự đi từ vấn đề này đến vấn đề khác.
Cô Thảo: em chưa giáo dục cho BN biết về sốt xuất huyết mà em đã hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em bị sốt.
Mình: dạ kh, em hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ em bị sốt tại nhà nói chung , chứ kh phải là chăm sóc trẻ bị sốt do sốt xuất huyết.Nếu trẻ bị sốt xuất huyết thì sẽ kh để ở nhà chăm sóc, mà cần nhập viện theo dõi, và lúc nãy em khám em kh kết luận con chị ấy bị sốt xuất huyết.
Cô thảo: mời em ra ngoài
--> trước lúc đi thi mình nhớ lại chuyện hồi năm 2, tự hứa là sẽ kh đấu với thầy cô, sẽ kh phạm cái sai như hồi năm 2.Nhưng cuối cùng, mình vẫn gây với cô chiều nay, mà kh nói thì kh được.Rõ ràng cái đề và hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt; tư vấn về sốt xuất huyết, cái tình huống mình đặt ra là kh phải trẻ nào sốt cũng là sốt xuất huyết, và hướng dẫn cách chăm sóc ban đầu cho trẻ bị sốt.
chiều nay nổi nóng thật sự,ở cái bộ môn đó có mỗi thầy Thuần trước đây là sv trường y, còn tất cả họ là từ sư phạm qua, trong số họ có mấy người được đi lâm sàng như sv, mà lần nào thi giao tiếp giữa BN với thầy thuốc họ vặn vẹo đủ điều .
tuần sau điểm thi được dán lên, mong là lịch sử kh lập lại, vì mình mệt mỏi với cái bộ môn này nhiều lắm rùi.Muốn thoát khỏi mấy cái môn này từ lâu lắm rùi.
mình vẫn chưa thấm được cái câu " đi với bụt mắc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"
Chuyện đáng nhớ thứ hai, hôm nay tổ xảy ra sự cố, Đồng và cô Thảo là người tạo nên sự cố ấy, cô là người giải quyết, mặc dù bị cô la mà kh hiểu vì sao bị la, bi bắt ngưng thi giữa chừng mà kh hiểu vì sao, nhưng mình rất là ngưỡng mộ cô về cách giải quyết sự việc ngày hôm nay.--> có cái nhìn khác về cô, kh gay gắt như trước nay., đó thật sự là một bài học.
Chuyện thứ nhất:
năm 2: skill tâm lý
Cô: ai dạy em?sinh viên y mà kiến thức tư vấn bệnh cho Bn kiểu vậy hả?
Mình: lúc trước thi cô Thảo dặn bọn em chỉ cần thể hiện tốt kĩ năng, kh cần đi sâu quá vào kiến thức về bệnh học vì mới là năm 2.
Cô: đập mạnh tay xuống bàn.
Mình: nhìn thẳng vào cô với ánh mắt hình viên đạn
--> mình rớt,chạy hỏi cô Thảo sao em làm đủ các kĩ năng mà em vẫn rớt, cô Thảo lật lại bài thi, và nói, giáo viên chấm thi cho em, chỉ cho em điểm ba kĩ năng, tất cả kĩ năng khác kh có.Lúc đó, người làm bạn BN cho mình ngạc nhiên, cả tổ ngạc nhiên vì có kĩ năng nào mà mình chưa làm đâu, nói mình làm kh tôt nghe có lý hơn là kh làm gì cả.Cô Thảo chỉ nói một câu, h lên điểm hết rùi, gv chấm thi h cũng kh có ở đây, em thi lại lấy điểm cao hơn.
từ lúc đó ghét bộ môn tâm lý, họ mà chuyên viên tâm lý ah.( còn thua mình )
năm 4: skill gdsk
cô Thảo:( đang thi, cô nói được rùi , em dừng lại, chỉ còn hai câu nữa là mình hoàn thành xuất sắc) em quên dặn dò kiến thức cho người dân nên em mới nhớ ra rùi làm tiếp phải kh?
Mình: dạ kh, em làm theo trình tự đi từ vấn đề này đến vấn đề khác.
Cô Thảo: em chưa giáo dục cho BN biết về sốt xuất huyết mà em đã hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em bị sốt.
Mình: dạ kh, em hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ em bị sốt tại nhà nói chung , chứ kh phải là chăm sóc trẻ bị sốt do sốt xuất huyết.Nếu trẻ bị sốt xuất huyết thì sẽ kh để ở nhà chăm sóc, mà cần nhập viện theo dõi, và lúc nãy em khám em kh kết luận con chị ấy bị sốt xuất huyết.
Cô thảo: mời em ra ngoài
--> trước lúc đi thi mình nhớ lại chuyện hồi năm 2, tự hứa là sẽ kh đấu với thầy cô, sẽ kh phạm cái sai như hồi năm 2.Nhưng cuối cùng, mình vẫn gây với cô chiều nay, mà kh nói thì kh được.Rõ ràng cái đề và hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt; tư vấn về sốt xuất huyết, cái tình huống mình đặt ra là kh phải trẻ nào sốt cũng là sốt xuất huyết, và hướng dẫn cách chăm sóc ban đầu cho trẻ bị sốt.
chiều nay nổi nóng thật sự,ở cái bộ môn đó có mỗi thầy Thuần trước đây là sv trường y, còn tất cả họ là từ sư phạm qua, trong số họ có mấy người được đi lâm sàng như sv, mà lần nào thi giao tiếp giữa BN với thầy thuốc họ vặn vẹo đủ điều .
tuần sau điểm thi được dán lên, mong là lịch sử kh lập lại, vì mình mệt mỏi với cái bộ môn này nhiều lắm rùi.Muốn thoát khỏi mấy cái môn này từ lâu lắm rùi.
mình vẫn chưa thấm được cái câu " đi với bụt mắc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"
Chuyện đáng nhớ thứ hai, hôm nay tổ xảy ra sự cố, Đồng và cô Thảo là người tạo nên sự cố ấy, cô là người giải quyết, mặc dù bị cô la mà kh hiểu vì sao bị la, bi bắt ngưng thi giữa chừng mà kh hiểu vì sao, nhưng mình rất là ngưỡng mộ cô về cách giải quyết sự việc ngày hôm nay.--> có cái nhìn khác về cô, kh gay gắt như trước nay., đó thật sự là một bài học.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)